Nghệ nhân Hà Nội giữ hồn xưa trên phù điêu cổ

Theo đuổi kỹ thuật đắp vẽ thủ công, sử dụng các nguyên vật liệu truyền thống để khảm phù điêu trên các công trình tâm linh, nghệ nhân Nguyễn Đức Thủy đã có hơn 30 năm gìn giữ nghề “nề ngõa” - một nghề truyền thống với cái tên có lẽ không mấy người từng nghe.

Với lịch sử lâu đời, nghề nề ngõa đã lưu dấu ấn trên những công trình kiến trúc cổ như đình, đền, chùa, lăng tẩm với những phù điêu hoa văn, linh vật trang trọng, uy nghi.

Mặc dù ngày nay nghề đắp phù điêu đã đi vào đời sống phổ biến hơn cùng với nguyên liệu mới như xi măng, sắt, thép, nhưng vẫn có những nghệ nhân gìn giữ tri thức dân gian chứa đựng trong những nguyên vật liệu tre, vôi, giấy dó, mật mía, tro…

Những nguyên vật liệu sử dụng trong kỹ thuật đắp phù điêu truyền thống.

Theo nghệ nhân Nguyễn Đức Thủy (xã Thanh Cao, huyện Thanh Oai, Hà Nội), muốn đắp được những phù điêu cổ không những cần bàn tay khéo léo, tỉ mỉ mà còn phải có hiểu biết sâu sắc về kiến trúc cổ, cùng với khả năng bao quát trên công trình tâm linh.

Nghệ nhân Nguyễn Đức Thủy nghiên cứu các nét hoa văn cổ truyền.

Đối với nghệ nhân Nguyễn Đức Thủy, việc tạo tác những phù điêu linh thú đòi hỏi tuân thủ những quy tắc theo lối cổ truyền, vừa phải giữ được vẻ uy nghi, linh thiêng nhưng cũng phải đảm bảo tính thẩm mỹ.

Nghệ nhân Nguyễn Đức Thủy say mê tạo tác phù điêu cổ.

Bằng tài năng và tâm huyết của mình, nghệ nhân Nguyễn Đức Thủy đã lưu dấu ấn trên những phù điêu tại nhiều di tích như đình Trung Tự (Đống Đa, Hà Nội), đền Hai Bà Trưng (Hát Môn, Phúc Thọ, Hà Nội)… và nhiều công trình lớn nhỏ khác.

Năm 2021, anh đã vinh dự nhận danh hiệu Nghệ nhân Hà Nội.

Phù điêu “Lưỡng long chầu nguyệt” trên mái đình làng Cao Mật Hạ (Thanh Oai, Hà Nội) mà nghệ nhân Nguyễn Đức Thủy mới hoàn thiện

Phù điêu linh thú do nghệ nhân Nguyễn Đức Thủy tạo tác.

Đón xem "Giữ hồn xưa trên phù điêu cổ" trong loạt phim tài liệu "Nghệ nhân Hà Nội" phát sóng lúc 10h00 thứ Bảy, ngày 10/08/2024 trên Kênh H1, Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

"Xuống phố 4" - triển lãm tiếp theo trong seri "Xuống phố" đã chính thức khai mạc, đánh dấu sự trở lại của họa sĩ Phạm Bình Chương.

Nhiều vị khách phương xa mới đến Hà Nội đôi ba lần có lẽ sẽ khó để nhận ra giữa không gian ồn ào, tấp nập của Hà Nội hiện đại ngày nay vẫn còn tồn tại những thú vui tao nhã của người Hà Thành. Một trong số đó là nghệ thuật tỉa hoa đu đủ chẻ cánh truyền thống của người Hà Nội.

Thủ đô ngàn năm văn hiến luôn giữ một vị trí đặc biệt trong trái tim của người dân Việt Nam, nhất là người dân Hà Nội. Mỗi người chọn cho mình một cách thể hiện khác nhau. Có những người họa sĩ đã dành cả đời mình để lan tỏa tình yêu Hà Nội.

Dưới bàn tay của những nghệ nhân "Vua dép lốp", đôi dép cao su Bác Hồ ngày nay đã có sức sống riêng, mang đậm bản sắc văn hóa đặc trưng của người Việt trong mắt bạn bè quốc tế. Thương hiệu "Vua dép lốp" được biết đến bởi nghệ nhân Phạm Quang Xuân, người đã gắn bó với công việc tái tạo đôi dép Bác Hồ hơn 60 năm qua.

Với tâm huyết gìn giữ giá trị truyền thống, nghệ nhân Vũ Văn Giỏi đã góp phần hồi sinh nghệ thuật thêu trang phục cung đình tưởng chừng đã mai một.

Giữa cuộc sống hiện đại, nghệ sĩ Mai Tuyết Hoa, người học trò xuất sắc của cố nghệ nhân hát xẩm Hà Thị Cầu, miệt mài gìn giữ nghệ thuật hát xẩm và đưa xẩm Hà Thành tới gần hơn với người Hà Nội.