Nghệ nhân Hà Nội: Hồn Tết trong sắc quất
Với nghệ nhân Bùi Thế Mạnh, chăm sóc quất cảnh đặc biệt cần nhiều tâm huyết, bởi vẻ đẹp của cây quất không chỉ nằm ở tạo dáng mà còn ở cách chăm sóc sao cho ra hoa, tạo quả với đủ sắc độ, mang tới hồn Tết đủ đầy cho mỗi gia đình.
Là một người con của làng quất Tứ Liên (quận Tây Hồ) - mảnh đất đã hơn 7 thập kỷ nổi danh với cây quất, nghệ nhân Bùi Thế Mạnh đã bắt đầu chăm sóc quất cảnh từ những ngày còn niên thiếu. Với ông, chăm cây quất không khác gì chăm trẻ, bởi cây là thực thể sống, có thể cảm nhận được tình cảm, sự quan tâm của người chăm sóc.

Theo nghệ nhân Bùi Thế Mạnh, nếu như giai đoạn những năm 90, người dân Hà Nội có xu hướng chơi những cây quất cảnh dáng tháp lớn đánh từ dưới đất đưa vào chậu, thì sang đến những năm 2000, sự phát triển mạnh mẽ của đô thị lại đặt ra thách thức với người trồng quất làm sao có thể đưa được quất cảnh vào những không gian nhỏ hẹp của các gia đình nhưng cây vẫn phải đẹp và có giá trị.
Với rất nhiều trăn trở, ông Mạnh đã quyết định tiên phong trong việc đưa cây quất cảnh vào trồng trong bình, lọ. Nhưng để những cây quất sống được trong một diện tích nhỏ, chật hẹp mà lại vẫn có thể sinh trưởng tốt, ra hoa kết quả đủ sắc độ, đúng thời vụ là điều không đơn giản. Qua thất bại ban đầu, nghệ nhân Bùi Thế Mạnh đã thành công với những cây quất cảnh không chỉ sống tốt trong bình, lọ mà còn có dáng thế phong phú.

Dần dần, khách hàng biết đến quất bonsai của nghệ nhân Thế Mạnh nhiều hơn. Đến năm 2015 thị trường quất cảnh bonsai bắt đầu nở rộ và hiện nay đã có hơn 400 hộ ở Tứ Liên chuyển đổi sang trồng quất cảnh bonsai trong bình, lọ.

Đối với nghệ nhân Bùi Thế Mạnh, niềm say mê đối với cây quất cảnh luôn bền vững qua năm tháng. Có những gốc quất bị người ta vứt bỏ tưởng đã khô héo, lụi tàn nhưng vẫn được ông cứu sống và nuôi dưỡng, chăm chút thành tác phẩm đẹp.

Những năm gần đây, nghệ nhân Bùi Thế Mạnh còn đưa thêm những bộ cây, hoa khác như đu đủ, trạng nguyên hay cúc trồng xen với quất, tạo nên những tác phẩm nghệ thuật sống động, đa dạng vào dịp Tết.


Đón xem "Hồn Tết trong sắc quất" trong loạt phim tài liệu "Nghệ nhân Hà Nội" phát sóng lúc 10h00 thứ Bảy, ngày 25/01/2025 trên Kênh H1, Đài Phát Thanh và Truyền hình Hà Nội.


Hai giờ sáng, khi cả thành phố chìm trong giấc ngủ, ở làng Mạch Tràng, một ngày mới lại bắt đầu với những người làm bún.
Thạch đen sương sáo đã trở thành món quà vặt dân dã gắn liền với ký ức của người Hà Nội. Được làm từ lá sương sáo - một loại thảo mộc lành tính, món ăn này mang vị thanh mát, mềm mịn, giúp giải nhiệt và hỗ trợ tiêu hóa.
Tháng 5 là thời điểm các gia đình làm cốm ở làng Mễ Trì bắt đầu một vụ cốm mới. Từ sáng sớm tinh mơ, những bàn tay đã thoăn thoắt rang cốm, giã cốm, gói cốm trong những tàu lá sen, lá duối thơm ngát.
Chả cá Hà Nội – món ăn thơm lừng trên chảo nóng kích thích mọi giác quan. Đây không chỉ là món ăn ngon mà còn là minh chứng cho sự tinh tế, cầu kỳ của người đầu bếp.
Với hơn 50 năm gắn bó với nghề mộc, nghệ nhân Nguyễn Khắc Tiến (Chàng Sơn, Thạch Xá, Thạch Thất, Hà Nội) đã góp phần quan trọng trong việc gìn giữ và phát triển tinh hoa nghề mộc và kỹ thuật làm nhà gỗ truyền thống của quê hương.
Phở là đặc sản của người dân Hà Nội và là món ăn nước đặc trưng trong nền ẩm thực Việt. Song hành với phở nước là món phở xào. Một quán ăn đường phố xuất hiện từ năm 1998 nổi danh nhờ món phở xào với sợi phở xào khô ráo, bắp bò giòn và săn chắc, từ đó tạo nên thương hiệu phở xào Hàng Buồm.
0