Nghệ nhân Hà Nội: Gỗ thiêng

Xuất thân từ gia đình có truyền thống làm nghề mộc, hơn 50 năm gắn bó với nghề, nghệ nhân Hoàng Doãn Hòa đã tạo ra nhiều sản phẩm mộc độc đáo, trong đó có những sản phẩm đồ thờ mang đậm dấu ấn tâm linh.

Nghệ nhân Hoàng Doãn Hòa là con trai của cụ Tổ nghề Hoàng Doãn Phụng - người có công đưa nghề mộc về thôn Yên Quán vào đầu những năm 50 của thế kỉ trước. Từ nhỏ, nghệ nhân Hoàng Doãn Hòa đã tỏ ra mình là người có tố chất, tiếp thu rất nhanh những kỹ thuật chân truyền của cha mình. Đến năm 17 tuổi, ông đã là thợ cả và được các cao niên trong làng đánh giá rất cao về tay nghề làm mộc.

Nghệ nhân Hoàng Doãn Hòa chạm mặt trước của bàn thờ ô xa.

Theo nghệ nhân Hòa, để làm ra được những sản phẩm đẹp, chất lượng, người thợ luôn phải học hỏi không ngừng, cẩn thận, tỉ mỉ trong từng khâu từ chọn gỗ, pha gỗ… cho đến đục phá, đục chạm… đặc biệt hơn nữa là phải hiểu rõ về văn hóa tâm linh trong gian thờ của người Việt. Đến năm 2020, nghệ nhân Hòa đã cho ra đời 11 sản phẩm độc đáo như: tranh Tứ quý gỗ dổi, bàn thờ ô xa gỗ dổi… được thành phố Hà Nội công nhận đạt OCOP 4 sao.

Gian thờ của dòng họ do tự tay nghệ nhân Hoàng Doãn Hòa chạm và đóng.
Sản phẩm "Quán tẩy" được nghệ nhân Hoàng Doãn Hòa tự tay làm và đục nguyên khối.

Trong quá trình làm nghề, nghệ nhân Hoàng Doãn Hòa luôn chú trọng truyền nghề, bồi dưỡng các thế hệ sau để duy trì và phát triển nghề. Với những đóng góp của mình, năm 2013, ông đã vinh dự được Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội phong tặng danh hiệu Nghệ nhân Hà Nội.

Nghệ nhân Hoàng Doãn Hòa hướng dẫn con trai - nghệ nhân Hoàng Doãn Quân.

Đón xem "Gỗ thiêng" trong loạt phim tài liệu "Nghệ nhân Hà Nội" phát sóng lúc 10h00 thứ Bảy, ngày 8/2/2025 trên kênh H1, Đài Phát Thanh và Truyền hình Hà Nội.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Những chiếc lá, vỏ quả hay ngọn cỏ vô tri, vô giác qua bàn tay của những người phụ nữ đã được được tái sinh với một hình ảnh khác đẹp đẽ và lâu bền hơn so với vòng đời ngắn ngủi trước đây.

Có những người lặng lẽ góp tình yêu nghệ thuật vào nhịp sống Hà Nội. Họ không chỉ gìn giữ những giá trị đẹp đẽ mà còn lan tỏa đam mê đến thế hệ trẻ.

Công việc sửa chữa xe máy là cách để những người thợ hoà mình vào nhịp sống của Thủ đô, để họ liên tục "quay đều" vòng quay những chiếc bánh xe của mọi người.

Nghệ nhân Nguyễn Viết Dũng sinh ra ở làng nghề Sơn Đồng (Hoài Đức, Hà Nội), được theo chân cha chạm khắc đồ thờ từ khi còn thơ ấu, qua đó bị hấp dẫn và ấn tượng với những họa tiết hoa văn cổ.

Thiên nhiên như dành nhiều ưu ái hơn cho Thủ đô trong tháng Ba này, khi người dân được chìm đắm trong muôn màu hương sắc của hoa ban, hoa sưa và hoa bưởi.

Con phố Lương Văn Can ngày nay vẫn giữ trọn nét duyên thầm của Thủ đô, lưu giữ trọn vẹn những giá trị truyền thống, tinh hoa của người thợ làm nghề giữa nhịp sống hiện đại.