Nghệ nhân may áo chần bông
Theo thời gian, áo chần bông dần vắng mặt trong đời sống đô thị, nên người làm chần bông thủ công trong thời đại nay ngày càng hiếm. Tuy nhiên, chính điều đó đã khơi dậy niềm khao khát gìn giữ và hồi sinh một giá trị văn hóa. Đối với nhà thiết kế Trịnh Bích Thuỷ, chiếc áo chần bông không chỉ là trang phục giữ ấm, mà còn là một biểu tượng gắn kết giữa các thế hệ, gắn liền với những giá trị gia đình.

Khác với những chiếc áo chần bông xưa với những gam màu tối cơ bản, màu sắc của những chiếc áo chần bông ngày nay được pha trộn và mở rộng với sắc hồng, xanh, đỏ…những sắc màu rực rỡ, nổi bật. Các đường chần cũng được nghệ nhân sáng tạo và cách điệu với những tên gọi như đường chần hạt gạo, chần quả trám,… làm những chiếc áo trở nên sinh động, đa dạng và hiện đại hơn. Qua đường kim mũi chỉ, các đường chần không chỉ thể hiện kỹ thuật tỉ mỉ, chi tiết, mà đòi hỏi cả tình cảm của người thợ trong đó.




Với tình yêu dành cho những chiếc áo chần bông, nhà thiết kế Trịnh Bích Thuỷ còn tổ chức các buổi triển lãm và workshop nhằm lan tỏa giá trị văn hóa tới các thế hệ, đặc biệt đến thế hệ trẻ. Qua đó, chị mong muốn không chỉ giới thiệu kỹ thuật chần bông mà còn truyền cảm hứng, giúp thế hệ trẻ hiểu và trân trọng hơn những giá trị văn hóa truyền thống, tiếp nối hành trình gìn giữ và phát triển giá trị văn hóa trong đời sống hôm nay.

Với những cống hiến trong việc bảo tồn và phát triển nghệ thuật thiết kế, sản xuất áo chần bông truyền thống, bà Trịnh Bích Thuỷ vinh dự được nhận danh hiệu Nghệ nhân làng nghề Việt Nam năm 2022.
Giữa nhịp sống nhộn nhịp của thành phố, vẫn có giờ phút quý giá để những người trẻ dành sự quan tâm của mình cho những điều ý nghĩa, thông qua suất cơm chỉ 5.000 đồng.
Nhiều người Hà Nội chọn ăn sáng bún riêu cua đồng như một thói quen hàng ngày bởi yêu thích hương vị chua thanh dịu nhẹ, dễ ăn.
Để nâng cao đời sống bà con ngoại thành, không thể thiếu vai trò của những người thợ sửa chữa, lắp đặt điện nước. Họ góp phần xây dựng cuộc sống tiện nghi hơn.
Những chiếc xe bán hàng ăn lưu động hàng đêm đều có mặt trên nhiều góc phố, con đường, đem theo những món ăn nóng hổi phục vụ mọi người, góp phần vào nhịp sống đêm vừa quen, vừa lạ của Hà Nội.
Nhiều người đã tìm về thôn Đoan Nữ, xã An Mỹ, huyện Mỹ Đức, Hà Nội để hoà mình trong không gian làng quê thanh bình, với cánh đồng lúa xanh nổi bật và hàng hoa gạo bắt đầu bung nở.
Con phố sách cũ trên đường Láng (Hà Nội) là chốn thân quen của nhiều người, nơi chứa đựng những câu chuyện riêng, khiến cho tâm hồn của họ luôn được rộng mở.
0