Nhà Trắng cho biết, Mỹ không bất ngờ trước việc Nga hạ ngưỡng tấn công hạt nhân, đồng thời tuyên bố Washington không có kế hoạch điều chỉnh thế trận hạt nhân của mình để đáp trả.
Nga cáo buộc Ukraine sử dụng tên lửa ATACMS của Mỹ để tấn công lãnh thổ Nga hôm 19/11, đúng vào ngày thứ 1.000 của cuộc xung đột Nga-Ukraine.
Bộ Quốc phòng Nga thông báo: Lực lượng Ukraine đã phóng tên lửa ATACMS về phía vùng Bryansk của Nga, nhưng hệ thống phòng không đã bắn hạ năm tên lửa và làm hư hại một tên lửa khác.
Các nhà lập pháp Ukraine ngày 19/11 đã bỏ phiếu phê duyệt ngân sách năm 2025 của chính phủ, trong đó hơn 53 tỷ USD, tương đương 60% tổng chi tiêu được phân bổ cho quốc phòng và an ninh.
Tin tức về việc Mỹ cho phép Ukraine sử dụng vũ khí tầm xa làm dấy lên lo ngại về khả năng leo thang xung đột. Tờ Le Figaro của Pháp đưa tin, ngay sau khi Mỹ bật đèn xanh cho Ukraine, thì Anh và Pháp cũng có động thái tương tự, tuy nhiên sau đó, tờ Le Figaro đã gỡ bài đăng này.
Xung đột Ukraine leo thang khi Mỹ “bật đèn xanh” cho phép Kiev sử dụng tên lửa tầm xa tấn công vào sâu lãnh thổ Nga, còn Moscow cảnh báo đáp trả. Một số chuyên gia nhận định, động thái này của chính quyền Tổng thống Joe Biden sẽ khiến Tổng thống đắc cử Trump gặp khó khăn trong việc sớm chấm dứt chiến sự.
Trong ngày 17/11, quân đội Israel tiếp tục tiến hành hàng loạt cuộc không kích nhằm vào nhiều khu vực tại Liban, Dải Gaza, gây ra những cảnh tượng kinh hoàng với người dân nơi đây.
Tổng thống tiếp theo của Mỹ ông Donald Trump có thể sẽ xem xét lại quyết định của người tiền nhiệm về việc cho phép Ukraine sử dụng vũ khí tầm xa do Mỹ cung cấp để tấn công sâu bên trong lãnh thổ Nga.
Các Nghị sĩ cấp cao Nga cho rằng, quyết định của Mỹ cho phép Ukraine tấn công sâu vào lãnh thổ Nga bằng tên lửa tầm xa do Mỹ sản xuất có thể làm leo thang xung đột ở Ukraine và có thể dẫn đến Thế chiến thứ ba.
Hàng chục người Palestine đã thiệt mạng hoặc bị thương trong một cuộc không kích của Israel diễn ra ngày 17/11, nhằm vào một tòa chung cư ở phía Bắc Gaza.
Chỉ còn hai tháng nữa là hết nhiệm kỳ, Tổng thống Mỹ Joe Biden lần đầu tiên cho phép quân đội Ukraine sử dụng hệ thống tên lửa chiến thuật lục quân (ATACMS) do Mỹ cung cấp để tấn công lãnh thổ Nga. Theo CNN, quyết định này vốn tuân theo một mô-típ quen thuộc của Washington.
Chính quyền của Tổng thống Joe Biden sẽ cho phép Ukraine sử dụng vũ khí do Mỹ cung cấp để tấn công sâu vào lãnh thổ Nga. Thông tin trên được đưa ra vào Chủ Nhật (ngày 17 tháng 11). Đây sẽ là thay đổi đáng kể đối với chính sách của Washington trong cuộc xung đột Ukraine-Nga.
Bộ Quốc phòng Nga hôm 17/11 cho biết, quân đội Nga đã tiến hành các cuộc tấn công lớn vào nhiều khu vực của Ukraine, các mục tiêu thuộc tổ hợp công nghiệp quân sự và các cơ sở năng lượng quan trọng của nước này. Một nửa công suất sản xuất điện của Ukraine đã bị phá hủy.