Nghệ nhân Hà Nội: Quạt Chàng Sơn - Nếp gấp thời gian

Chiếc quạt giấy Chàng Sơn truyền thống đã bắt đầu một hành trình mới, không chỉ là những nếp gấp mang theo làn gió mát, mà còn lan tỏa giá trị văn hóa lịch sử đến đông đảo du khách trong và ngoài nước.

Gắn bó với những chiếc quạt giấy thủ công từ khi còn nhỏ nhưng đến khi 50 tuổi, nghệ nhân Nguyễn Thị Tuấn (Chàng Sơn, Thạch Xá, Thạch Thất) mới thực sự “khởi nghiệp” với quạt giấy.

Đến nay, nghệ nhân Nguyễn Thị Tuấn gắn bó với nghề làm quạt giấy được 6 thập kỷ. Trước đây, người ở làng nghề hầu hết làm gia công các công đoạn khác nhau, sau đó thương lái thu mua bán ở chợ. Đến năm 2010, nhu cầu quạt giấy tăng lên, làng nghề chạy theo số lượng dẫn đến chất lượng giảm sút. Đứng trước tình hình đó, nghệ nhân Nguyễn Thị Tuấn và con trai đã cùng tìm tòi, cải tiến, nâng cao chất lượng và giá trị của chiếc quạt Chàng Sơn từ những điểm cơ bản nhất, như khung, vải, chốt quạt, màu của nan…

Nghệ nhân Nguyễn Thị Tuấn say mê làm quạt ở tuổi 65.

Nghệ nhân còn đưa thêm các hình ảnh danh lam thắng cảnh của Hà Nội, Việt Nam hay các hình ảnh truyền thống lên những chiếc quạt của mình, sau đó chủ động quảng bá ở các lễ hội, các hội chợ để giới thiệu cho du khách.

Những chiếc quạt góp phần quảng bá hình ảnh của Hà Nội - Việt Nam.

Nghệ nhân Nguyễn Thị Tuấn cũng làm thêm những chiếc quạt đặt hàng đặc biệt, chẳng hạn như quạt bằng gỗ ngọc am hay quạt kích thước lớn, phối kết hợp mây tre đan và vẽ tay thủ công, gây ấn tượng với các du khách.

Một số sản phẩm quạt ấn tượng của nghệ nhân Nguyễn Thị Tuấn.

Với mong mỏi người trẻ sẽ quan tâm nhiều hơn tới nghề thủ công truyền thống, nghệ nhân Nguyễn Thị Tuấn cùng gia đình đã thiết kế lại không gian trưng bày quạt ngay tại làng nghề và quảng bá thêm trên các nền tảng số, qua đó thu hút các bạn trẻ và khách nước ngoài đến tận nơi tìm hiểu và trải nghiệm làm quạt, góp phần đưa hình ảnh chiếc quạt Chàng Sơn lan tỏa rộng rãi hơn.

Nghệ nhân Nguyễn Thị Tuấn hướng dẫn khách nước ngoài làm quạt.

Đón xem "Quạt Chàng Sơn: Nếp gấp thời gian" trong loạt phim tài liệu "Nghệ nhân Hà Nội" phát sóng lúc 10h00 thứ Bảy, ngày 22/02/2025 trên Kênh H1, Đài Phát Thanh và Truyền hình Hà Nội.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Thạch đen sương sáo đã trở thành món quà vặt dân dã gắn liền với ký ức của người Hà Nội. Được làm từ lá sương sáo - một loại thảo mộc lành tính, món ăn này mang vị thanh mát, mềm mịn, giúp giải nhiệt và hỗ trợ tiêu hóa.

Tháng 5 là thời điểm các gia đình làm cốm ở làng Mễ Trì bắt đầu một vụ cốm mới. Từ sáng sớm tinh mơ, những bàn tay đã thoăn thoắt rang cốm, giã cốm, gói cốm trong những tàu lá sen, lá duối thơm ngát.

Chả cá Hà Nội – món ăn thơm lừng trên chảo nóng kích thích mọi giác quan. Đây không chỉ là món ăn ngon mà còn là minh chứng cho sự tinh tế, cầu kỳ của người đầu bếp.

Với hơn 50 năm gắn bó với nghề mộc, nghệ nhân Nguyễn Khắc Tiến (Chàng Sơn, Thạch Xá, Thạch Thất, Hà Nội) đã góp phần quan trọng trong việc gìn giữ và phát triển tinh hoa nghề mộc và kỹ thuật làm nhà gỗ truyền thống của quê hương.

Phở là đặc sản của người dân Hà Nội và là món ăn nước đặc trưng trong nền ẩm thực Việt. Song hành với phở nước là món phở xào. Một quán ăn đường phố xuất hiện từ năm 1998 nổi danh nhờ món phở xào với sợi phở xào khô ráo, bắp bò giòn và săn chắc, từ đó tạo nên thương hiệu phở xào Hàng Buồm.

Khi một mẻ gốm mới được đưa vào lò, đích thân ông chủ lò sẽ nhóm lửa. Một vòng lặp dỡ lò, phơi than, đổ khuôn, dỡ khuôn, tráng men, vào lò, dỡ lò… lại bắt đầu.