Trà trong văn hóa người Hà Nội

Với người Hà Nội, uống trà là một thú chơi thanh đạm. Pha cho mình cũng như pha trà mời khách, người ta phải để vào đó nhiều công phu. Sự cầu kỳ, tỉ mỉ của nghệ thuật ướp trà, pha trà rồi thưởng trà…, tất cả phối hợp hoàn hảo với nhau để tạo nên nét văn hóa thưởng trà riêng có của người Hà Nội xưa.

Việt Nam là quốc gia xuất khẩu trà đứng thứ 5 thế giới, là cái nôi sinh ra cây chè. Nhưng với nhịp sống hiện đại, tại Hà Nội thị trường có nhiều các loại trà được pha chế du nhập từ nước ngoài. Tuy nhiên, những nét đẹp và giá trị của trà vẫn giữ nguyên tinh thần của mình. Bởi giá trị của trà luôn bền vững cùng thời gian, gắn liền với lịch sử phát triển văn hóa của dân tộc.

Trà nương Nguyễn Thùy Linh bày trà lên bàn trà và chuẩn bị các công đoạn để pha một ấm trà. Bộ pha trà gồm bình trà, tống rót, lọc trà, chén uống trà. Sau đó bỏ trà, pha nước sôi, làm nóng ấm chén, thong thả nhìn hơi nước bốc lên để đoán nhiệt độ nước thích hợp với loại trà khách dùng. “Thứ nhất mình nên chú ý về loại trà mà mình pha để lựa chọn nhiệt độ nước cho phù hợp. Thứ hai tránh để rót nước thừa tràn ra ngoài. Thứ ba là tránh để các trà cụ bị va chạm vào nhau cũng như là khi rót nước thì tránh để tiếng nước bị to. Là một trà nương thì mình cần điều chỉnh tâm trạng trước khi pha trà cho khách để những động tác của mình được dứt khoát và người thưởng trà sẽ cảm nhận được cảm giác trọn vẹn hương vị trong chén trà", trà nương Nguyễn Thùy Linh chia sẻ.

Với văn hóa người Hà Nội hiện nay, đãi khách nhất thiết phải có trà. Trà tạo nên mối quan hệ, tạo nên đối thoại – đối thoại với người khác, với chiều sâu nội tâm, trò truyện với chính mình. Uống trà liên kết những người đàm đạo trong không gian và thời gian. Trà, đó là sự giao tiếp giữa các nền văn hóa.

Trà là không chỉ là văn hóa, mà còn là đồ uống không thể thiếu trong đời sống của người Hà Nội. Với nghệ nhân Nguyễn Việt Bắc – làm sao để giá trị của trà đến với mọi người quen thuộc như từng nhịp thở, trở thành lối sống lành mạnh, anh đã dày công nghiên cứu các loại trà Việt cổ trong 15 năm. “Những thức trà như trà sen Hà Nội mang âm hưởng rất riêng. Hương sen ở Hà Nội cũng đặc biệt, cách làm sen Hà Nội cũng khác, tất cả được gắn kết trực tiếp và đi song song với đời sống của người dân".

Thưởng trà là một thú vui tao nhã của người Việt nói chung và người Hà Nội nói riêng. Trong mỗi tách trà ấy chứa đựng cả một bầu trời lễ nghi và triết lý cuộc sống được người xưa đúc kết qua ngàn năm lịch sử. Sự cầu kỳ của nghệ thuật ướp trà, sự tỉ mỉ của nghệ thuật pha trà, sự thanh tao trong nghệ thuật thưởng trà. Tất cả phối hợp hoàn hảo với nhau để tạo nên nét văn hóa thưởng trà đặc biệt của người Hà Nội từ ngàn xưa cho đến ngày nay.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Họa sĩ Nguyễn Thế Sơn đã thực hiện nhiều dự án nghệ thuật cộng đồng trong suốt 10 năm qua. Tình yêu với Hà Nội chính là động lực để anh thực hiện các dự án này.

Nghệ nhân Nguyễn Viết Dũng sinh ra ở làng nghề Sơn Đồng (Hoài Đức, Hà Nội), được theo chân cha chạm khắc đồ thờ từ khi còn thơ ấu, qua đó bị hấp dẫn và ấn tượng với những họa tiết hoa văn cổ.

Giữa sự phát triển và chuyển đổi không ngừng của thị trường âm nhạc, Trung tá, nhà sản xuất âm nhạc, nhạc sĩ Tạ Duy Tuấn vẫn kiên trì theo đuổi âm nhạc chính thống, sáng tác những ca khúc về đất nước và về Hà Nội.

Trong dòng chảy đương đại, vẫn có những người trẻ say mê với vật liệu giấy dó truyền thống để tạo ra những sản phẩm độc đáo.

Tuổi tác cao không ngăn được đôi bàn tay nhiệt huyết của Nghệ nhân ưu tú Nguyễn Thị Minh Tám trên con đường gìn giữ, phát huy nét văn hóa phi vật thể đặc sắc của dân tộc, chứa đựng trong những nhịp trống hội vừa hào hùng, vừa linh thiêng.

Ngày mưa cũng như ngày nắng, những nữ công nhân môi trường vẫn miệt mài thực hiện nhiệm vụ. Tiếng loa phát thanh trên những chiếc xe chở rác vẫn luôn vang lên trên khắp phố phường Thủ đô Hà Nội.