Nghệ nhân Hà Nội: Thêu hoa dệt gấm

Với tâm huyết gìn giữ giá trị truyền thống, nghệ nhân Vũ Văn Giỏi đã góp phần hồi sinh nghệ thuật thêu trang phục cung đình tưởng chừng đã mai một.

Sinh ra và lớn lên tại làng nghề thêu truyền thống (làng Đông Cứu, xã Dũng Tiến, Thường Tín, Hà Nội), nghệ nhân Vũ Văn Giỏi đã được tiếp xúc với cây kim sợi chỉ từ bé. Sau khi đi quân ngũ về, ông quyết định nối nghiệp, gìn giữ và phát triển nghề cho tới ngày hôm nay.

Cơ duyên khiến ông Giỏi trở thành người phục dựng trang phục truyền thống cung đình, xuất phát từ lần gặp gỡ anh Trịnh Bách, một Việt kiều với niềm đam mê phục dựng trang phục và văn hóa truyền thống Việt Nam. Cuộc gặp gỡ tình cờ này đã mở ra cơ hội cho nghệ nhân Vũ Văn Giỏi bắt đầu niềm đam mê với những hoa văn tinh xảo trên trang phục truyền thống của vua chúa xưa.

Nghệ nhân Vũ Văn Giỏi nghiên cứu hoạ tiết hoa văn trên bản vẽ.

Để phục dựng những bộ trang phục giống phiên bản gốc nhất có thể, ông phải đối mặt với không ít khó khăn trong việc tìm hiểu và nghiên cứu các kỹ thuật thêu cổ, do tài liệu và mẫu trang phục nguyên bản còn rất ít. Chẳng hạn, long bào của vua dù có thêu bao nhiêu mũi thì các mũi phải đều tăm tắp về khoảng cách, độ dài, mỗi gam màu lại có sắc độ khác nhau.

Đó là chưa kể một loạt kỹ thuật đặc biệt được ứng dụng trong thêu những họa tiết khó, phức tạp như kỹ thuật thêu kim tuyến, chỉ se hai chiều... Quá trình hoàn thiện phục chế một bộ long bào có thể kéo dài cả năm, thậm chí lâu hơn. Tuy nhiên, với sự kiên trì, ông đã thành công trong việc phục dựng những mẫu trang phục cung đình hoàn chỉnh, tinh xảo đến từng chi tiết.

Một trong những chiếc áo của vua Khải Định mà ông Giỏi phục dựng lại
Hoạ tiết hoa văn sắc nét trên chiếc áo.
Kỹ thuật thêu bắt kim tuyến.
Kỹ thuật đưa kim dứt khoát

Không chỉ dừng lại ở việc khôi phục, nghệ nhân Vũ Văn Giỏi còn tích cực tham gia các hội chợ, triển lãm để quảng bá nghề thêu Đông Cứu. Ông đã mang những sản phẩm thêu tay độc đáo của mình đến với công chúng trong và ngoài nước như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ,… và được trưng bày trong các bảo tàng trên khắp cả nước, có thể kể đến: Triển lãm tại Festival Huế, Triển lãm tại Bảo tàng Lịch sử, Bảo tàng cung đình Huế,… góp phần lan tỏa giá trị văn hóa Việt Nam thông qua từng đường kim sắc nét.

Nghệ nhân tham gia chia sẻ về nghề thêu ở làng Đông Cứu trong buổi workshop.
Nghệ nhân trao đổi với người thợ về kỹ thuật thêu áo.

Thành công của nghệ nhân Vũ Văn Giỏi là niềm tự hào, là động lực để các thế hệ của làng Đông Cứu tiếp tục gìn giữ những lối thêu cổ và tiếp tục phát huy những giá trị truyền thống đặc sắc của cha ông.

Với những cống hiến trong việc bảo tồn và phát triển nghệ thuật thêu truyền thống, ông Vũ Văn Giỏi vinh dự là người trẻ nhất được nhận danh hiệu Nghệ nhân nhân dân năm 2016.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Bảo tàng Sinh học, Đại học Tổng hợp (nay là Trường Đại học Khoa học Tự nhiên) được thành lập năm 1926. Đây là Bảo tàng Sinh học đầu tiên của Đông Dương. Trong dịp Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024, lần đầu tiên, Bảo tàng đặc biệt này mở cửa cho người dân tham quan.

Sau cơn bão Yagi tàn phá, những cánh đồng ở xã Lệ Chi, Gia Lâm, Hà Nội, đã hồi sinh với vẻ đẹp tràn đầy sức sống.

Không phải ngẫu nhiên mà Hà Nội được gọi là đất Kẻ Chợ. Theo các ghi chép lịch sử, thành Đại La từ xưa là một khu chợ của cả lưu vực sông Hồng, vậy nên người dân khắp nơi đổ về đây trước hết là để buôn bán, dần dần về sau, họ lập thành các phường nghề, rồi làng nghề và hình thành nên các con phố "hàng" trên mảnh đất Kinh kỳ.

Bà con tại xã Dương Liễu, Hoài Đức, Hà Nội tất bật với công việc làm miến rong để chuẩn bị cho nhu cầu thực phẩm ngày Tết của người dân, công việc làm miến dù vất vả nhưng đã trở thành nhịp sống quen thuộc của người dân nơi đây.

Chè là một món ăn quen thuộc của người Hà Nội. Với mỗi mùa, Hà Nội lại có những món chè khác nhau mang đặc trưng riêng. Dù hiện nay có rất nhiều loại chè được biến tấu đủ mọi hương vị, thế nhưng quán chè Trường Thao nằm trong con ngõ nhỏ ở Phố Huế vẫn lưu giữ hương vị chè truyền thống trong suốt 50 năm qua.

Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam chính là một trong những nơi lưu giữ mảnh ghép quá khứ không thể thiếu của người dân nước Việt và nhờ những mảnh ghép ấy mà chúng ta có được ngày hôm nay.