Vương Linh vẽ Tết Hà Nội
Trong không gian ấm cúng, ngập tràn tiếng nhạc du dương, bức tranh Tết “Khi hoa đào nở” của họa sĩ Vương Linh dần hiện lên rực rỡ, đầy sức sống. Những nét vẽ uyển chuyển, mềm mại với tông màu hồng tươi sáng chủ đạo tạo nên một vẻ đẹp nhẹ nhàng, rộn ràng sắc xuân.
Nữ họa sĩ tài năng sinh năm 1988 lựa chọn phong cách vẽ ấn tượng và hậu ấn tượng có pha chút lập thể. Cõ lẽ vì vậy mà dù ở chủ đề gì, những tác phẩm hội họa của Vương Linh luôn mang đậm chất lãng mạn, cổ tích và có phần mộng mơ. “Khi hoa đào nở” cũng là một trong những tác phẩm như vậy.
Mỗi dịp Tết đến xuân về, Vương Linh lại say mê tìm kiếm cảm hứng để sáng tác, mong muốn truyền tải những cảm xúc tinh tế và sâu sắc về ngày lễ thiêng liêng này qua những tác phẩm mới.
Những tác phẩm Tết của cô như “Gia đình ngũ hổ” (2022), “Rồng trẻ con”(2024) đã tạo được tiếng vang lớn tại các kỳ triển lãm nghệ thuật. Vừa qua, tại Triển lãm Tết Tỵ diễn ra tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, cô là một trong 16 họa sĩ của nhóm họa sĩ G39 tham gia trưng bày các tác phẩm về Tết Ất Tỵ 2025. Bên cạnh “Khi hoa đào nở”, Vương Linh còn gây ấn tượng mạnh với khán giả qua tác phẩm “Vòng Trường Sinh”.
Sinh ra và lớn lên tại ngôi nhà 86 Hàng Bạc, tuổi thơ của Vương Linh gắn liền với phố cổ và nếp sống nơi đây. Có lẽ vì thế mà mỗi khi cầm cọ, nữ họa sĩ không chỉ khắc họa cảnh vật mà còn gửi gắm cảm xúc, tình yêu và sự gắn bó sâu sắc với Hà Nội.
Là họa sĩ Việt Nam duy nhất lọt top 5% họa sĩ bán được nhiều tranh nhất năm 2020 thông qua Singulart có trụ sở tại Paris, trong những năm qua, tranh của Vương Linh đã chu du khắp nơi trên thế giới như Hongkong, Mỹ, Ý, Thụy Sỹ, Anh, Canada… trong đó có những tác phẩm về Hà Nội và Tết cổ truyền.
Những tác phẩm hội họa của Vương Linh không chỉ biểu đạt tính cá nhân mà còn như một sứ giả mang vẻ đẹp Hà Nội nói riêng và Việt Nam nói chung đến gần hơn với bạn bè quốc tế.


Sau nửa thế kỷ khoác áo lính, bà Nguyễn Thị Hiền đã chọn khởi nghiệp ở tuổi xế chiều để hiện thực hóa khát khao gìn giữ món bún ốc nguội - di sản ẩm thực Hà Thành được truyền lại từ gia đình.
Trên hành trình từ Thành phố Hồ Chí Minh ra Hà Nội sống và làm việc, Thùy Linh - một bạn trẻ gen Z đã có nhiều trải nghiệm bất ngờ trên mảnh đất chữ S.
Cần mẫn bên nồi hấp mỗi sớm tinh mơ, nghệ nhân Hoàng Thị Lan đã có hơn 50 năm làm bánh cuốn, truyền giữ hương vị quê hương Thanh Trì qua từng lớp bánh mỏng, dẻo, thơm.
Giữa nhịp sống hiện đại, nghệ nhân ưu tú Phạm Công Bằng vẫn miệt mài gìn giữ và mang đến sức sống mới cho nghệ thuật múa rối cạn Tế Tiêu.
Với khát khao gìn giữ "hơi thở" của the lụa từng vang danh, nghệ nhân Lê Đăng Toản (Hà Đông) đã miệt mài canh cửi trong suốt gần 20 năm, dù hành trình không ít gian nan.
Bằng chính cuộc sống đời thường và tình yêu Hà Nội, hai nghệ sĩ Lan Hương và Đỗ Kỷ đã lan tỏa những giá trị văn hoá truyền thống qua nền tảng mạng xã hội TikTok - vốn là sân chơi sáng tạo của thế hệ trẻ.
0