Họa sĩ đập kính thành tranh

Một người hoạ sỹ của Hà Nội đã tìm được hướng đi khác khi sáng tạo tranh chân dung từ những tấm kính. Chỉ cần một chiếc búa và một tấm kính, người hoạ sỹ này đã tạo nên một bức tranh lung linh và vô cùng đặc biệt.

Hơn một năm nay, âm thanh búa gõ đã trở thành một phần không thể thiếu trong không gian sống của gia đình họa sĩ Bùi Quốc Toản.

Một chiếc búa đặc biệt đã được anh đặt riêng để phục vụ cho công việc sáng tạo của mình. Mặc dù không ít lần gặp phải thất bại, nhưng nghệ thuật chưa bao giờ khiến anh nản lòng. Những tấm kính được anh nghiên cứu đặt riêng, sau hai ngày miệt mài đập, gõ và tạo hình, gương mặt của các nhân vật nổi tiếng, không chỉ ở Việt Nam mà cả trên thế giới, đã dần dần hình thành trong căn nhà của người hoạ sĩ.

Hoạ sĩ Bùi Quốc Toản chia sẻ: "Khi nghe đến kính vỡ, mọi người thường nghĩ đó là vật liệu bỏ đi, hoặc là vật có tính sát thương. Nhưng khi bắt tay vào thực hiện, tôi thấy hoàn toàn không phải như vậy. Loại kính để làm tranh này cứng hơn rất nhiều so với kính chắn gió ô tô nên rất an toàn".

Giai đoạn đầu khi mới đến với dòng tranh này, hoạ sĩ Bùi Quốc Toản cũng gặp nhiều sự chưa hài lòng. Nhiều chi tiết nhỏ khiến cho anh khó lòng chỉnh sửa trên tranh, tuy nhiên , với sự nhiệt huyết và quyết tâm, anh vẫn tìm tòi, học hỏi với mong muốn mang đến những tác phẩm nghệ thuật hoàn chỉnh nhất.

Ít ai ngờ rằng, họa sĩ Toản lại đến với tranh kính vỡ. Từ một người bạn giới thiệu, anh đã tự mày mò, tìm hiểu và phát triển phong cách riêng của mình. Chính người bạn lâu năm ấy cũng ngạc nhiên khi lần đầu đến thăm nhà anh và nhận ra đam mê mới mà Toản đang theo đuổi. Từ những tấm kính cứng ngắc và lạnh lẽo, họa sĩ Bùi Quốc Toản đã biến hóa thành những tác phẩm nghệ thuật đầy cảm xúc.

Anh Phạm Phương Linh, Phó trưởng Khoa Thiết kế đồ hoạ, Trường Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung ương rất thích thú khi thấy bạn mình tạo ra những sản phẩm rất thú vị như vậy.

Với niềm đam mê và sự kiên trì, họa sĩ Bùi Quốc Toản đã khéo léo đập vỡ từng tấm kính để tạo nên những tác phẩm nghệ thuật độc đáo, khẳng định nghệ thuật luôn có thể bắt nguồn từ những điều tưởng chừng như bình dị nhưng lại chứa đựng sức mạnh và vẻ đẹp

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

HĐND thành phố Hà Nội đã ban hành danh mục các khu vực, di tích, di sản, công trình cần tập trung nguồn lực để bảo vệ, phát huy giá trị văn hóa.

Một Hà Nội hiện lên bình dị mà sâu sắc, sống động mà lặng lẽ, tại triển lãm ảnh “Hà Nội ơi”, được tổ chức nhân dịp ra mắt cuốn sách cùng tên.

Đình Kim Ngân, phố Hàng Bạc đang trở thành không gian nghệ thuật đặc biệt với triển lãm “Lấp lánh phố nghề”, tái hiện vẻ đẹp của nghề kim hoàn truyền thống. Đây là dịp để công chúng khám phá lịch sử hình thành và phát triển của khu phố cổ Hà Nội.

Trong 3 ngày 14-16/5, người dân, phật tử có thể đến chiêm bái xá lợi Đức Phật - quốc bảo Ấn Độ tại chùa Quán Sứ (Hà Nội) trong khung giờ từ 6h đến 23h.

Chương trình nghệ thuật đặc biệt “Quà tháng Năm dâng Người” được tổ chức nhân kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025) sẽ diễn ra vào tối 14/5, tại Nhà hát Lớn Hà Nội.

Nghề gia truyền hiện nay vẫn tồn tại và phát triển tại một số gia đình ở khu phố cổ Hà Nội. Họ không chỉ giữ gìn nghề truyền thống của cha ông, mà còn giữ lại nét văn hóa của người Hà Nội.