Nghệ thuật ghép gốm kết hợp sơn mài tại 'Chiêm bao'

Tô Ngọc Trang - họa sĩ nổi tiếng trong làng tranh sơn mài vừa ra mắt triển lãm cá nhân mang tên “Chiêm bao”, trưng bày 26 bức chân dung ghép gốm. Triển lãm đánh dấu bước ngoặt trong nghệ thuật chân dung đương đại tại Việt Nam, bởi đây là lần đầu tiên kỹ thuật ghép gốm được sử dụng để tạo nên các tác phẩm nghệ thuật độc đáo.

26 tác phẩm được trưng bày trong triển lãm “Chiêm bao” tái hiện chân dung của nhiều nhân vật nổi tiếng như Trần Hưng Đạo, Bùi Xuân Phái, Văn Cao, Lev Tolstoy, Stephen Hawking, Picasso, Van Gogh, Chí Phèo, Thị Nở… Không giống với nghệ thuật ghép gốm truyền thống, hình dáng tự nhiên của từng mảnh gốm vỡ được giữ nguyên, tạo ra một ngôn ngữ nghệ thuật độc đáo. Các tác phẩm vừa mang tính hóm hỉnh, nghiêm trang, vừa tràn đầy sự kính ngưỡng.

Ý tưởng ghép gốm trên nền sơn mài được khởi nguồn khi họa sĩ Tô Ngọc Trang nhìn thấy một chiếc bát vỡ và liên tưởng đến chính cuộc đời mình. Từ đó, ông bắt đầu thu nhặt các mảnh gốm vỡ để sáng tạo nên những tác phẩm không chỉ giàu tính thẩm mỹ mà còn mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc: con người, dù tan vỡ, đều có thể tái tạo để tìm lại vẻ đẹp trưởng thành. 

Triển lãm không chỉ là lời tự sự cá nhân mà còn là cuộc đối thoại với người xem, khi các nhân vật đều được gắn liền với những câu nói biểu tượng, thể hiện tinh thần và bản chất của họ. Triển lãm sẽ được diễn ra đến ngày 19/1 tại Hà Nội.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Huyện Phúc Thọ trọng thể tổ chức Lễ dâng hương tượng niệm 1982 năm ngày giỗ Hai Bà Trưng tại Di tích Quốc gia đặc biệt Đền Hát Môn, sáng 3/4 (tức mùng 6/3 âm lịch).

Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch giao tổ chức Triển lãm Mỹ thuật nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày đất nước thống nhất.

Ngày sách và văn hóa đọc Việt Nam lần thứ tư năm 2025 do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức sẽ diễn ra trên toàn quốc từ ngày 15/4 đến ngày 2/5.

Các hoạt động với chủ đề “Sắc màu văn hoá các dân tộc Việt Nam” sẽ diễn ra từ ngày 1/4 - 4/5 tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội).

Tái hiện lại lịch sử qua những câu chuyện và những tác phẩm nghệ thuật đang được nhiều di tích của Hà Nội thực hiện khá thành công, tạo được dấu ấn trong lòng du khách.

Lễ hội chùa Thầy năm 2025 được tổ chức từ ngày 2 đến ngày 4/4 (tức từ mùng 3 đến hết mùng 7/3 âm lịch) với những nghi lễ truyền thống, độc đáo, đặc sắc.