Cha tôi – thế hệ Điện Biên
Chiều nay, Hường sẽ chia sẻ câu chuyện của Trần Minh kể về người cha của anh - thế hệ Điện Biên năm xưa.
"Cha tôi thuộc thế hệ đã góp máu xương vào chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ. Đó là thế hệ sinh ra và lớn lên dưới ách đô hộ của chế độ thực dân. Họ có lòng tự trọng dân tộc, đau xót và đồng cảm khi thấy đồng bào mình bị bóc lột, áp bức. Họ tự nguyện thoát ly gia đình đi theo cách mạng, đi theo lời kêu gọi thiêng liêng của Chủ tịch Hồ Chí Minh: "Không có gì quý hơn độc lập tự do", cùng lời thề "Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh".
Một bộ phận không nhỏ thế hệ làm nên chiến thắng Điện Biên là lớp cán bộ tiền khởi nghĩa, họ là những "công thần" của chế độ nhưng không mảy may vướng vào thứ chủ nghĩa công thần.
Ngày đó, những người như cha tôi sống trong sáng, sống có lý tưởng, làm gì biết đến tham ô, tham nhũng; làm gì biết đến tha hóa, đồi bại; làm gì biết luồn cúi, nịnh bợ, ô dù để vụ lợi cá nhân... Đó là đánh giá của thế hệ hôm nay khi nhìn về thế hệ chống Pháp như cha tôi. Khẳng khái là đặc trưng tính cách của cha tôi cũng như một số bạn bè cùng thế hệ của ông.

Trong chiến dịch Điện Biên Phủ, cha tôi là thanh niên xung phong có nhiệm vụ vận chuyển lương thực, đạn dược, quân yếu phẩm cung cấp cho mặt trận. Cũng như tuyến đường Trường Sơn huyền thoại sau này, tuyến đường vận chuyển lên mặt trận Điện Biên, càng tới gần tuyến lửa càng bị giặc Pháp ném bom đánh phá dữ dội, nhằm chặn đường tiếp viện của quân và dân ta. Trong một lần vận chuyển hàng hóa lên mặt trận, cha tôi không may bị thương, nhưng vết thương không phải do bom đạn giặc gây ra mà do cha tôi bị thụt lầy, khiến một thanh tre xuyên vào bắp chân. Vết thương khá nặng, bị nhiễm trùng, khiến ông sau đó phải đi điều trị.
Lúc khỏi bệnh, cha tôi được điều sang Công an Liên khu I công tác. Tại đây, ông được cấp trên phân công làm nhiệm vụ bí mật, thầm lặng làm kinh tế cho Chính phủ cách mạng và phá hoại kinh tế địch... Hoàn thành nhiệm vụ, theo nguyện vọng cá nhân, cha tôi được điều sang làm việc tại Ty Thương nghiệp Hà Nội cho đến lúc nghỉ hưu.
Một lần, khi còn công tác trong ngành thương nghiệp, ông nhận được giấy mời của cơ quan thương binh xã hội gửi về địa chỉ gia đình, mời ông lên làm chế độ thương binh. Ngày ấy, Nhà nước chưa có chính sách cho thanh niên xung phong như bây giờ. Việc được mời lên làm chế độ thương binh làm ông bất ngờ. Cha tôi tự nhủ với bản thân chắc có sự nhầm lẫn nào đó, vì ông chỉ là thanh niên xung phong, mặc dù vết thương xảy ra trong khi làm nhiệm vụ phục vụ chiến đấu, nhưng do không phải là bộ đội chính quy nên ông từ chối không làm chế độ thương binh.
Sau này, khi báo đài đưa tin một số vụ tiêu cực phanh phui các đường dây làm giấy chứng nhận thương binh giả, nhìn vết sẹo to tướng ở chân cha, chúng tôi lại trách ông quá khẳng khái, cha tôi chỉ mỉm cười im lặng.
Sự khảng khái khiến ông còn chịu nhiều thiệt thòi, thậm chí còn bị ghét. Trong thời gian đương chức, ông làm ở bộ phận thanh tra, nhưng liêm khiết, không lợi dụng công việc để trục lợi. Song do quá thẳng thắn, làm mất lòng cấp trên nên mỗi đợt cơ quan phân đất, phân nhà, ông đều không có tên. Đến khi nghỉ hưu, tham gia công tác tại địa phương, ông cũng luôn nói thẳng, nói thật; đấu tranh với những sai phạm, thiếu sót của lãnh đạo phường. Khi lãnh đạo phường không sửa chữa, ông xin thôi mọi công tác để đỡ phải chứng kiến cảnh chướng tai gai mắt.

Cha tôi đã khuất bóng. Thế hệ Điện Biên như cha tôi chắc cũng không còn nhiều nữa. Nếu còn thì cũng đều ngoài tuổi chín mươi.
Kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ, lật giở những kỷ vật của người cha kính yêu được bọc gói kĩ trong tủ, trong đó có tờ giấy chứng nhận và tấm huy hiệu Thanh niên xung phong tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ, tôi nhớ lại hình ảnh thân thương về người cha của mình. Thế hệ của cha tôi mãi mãi là tấm gương sáng ngời về đạo đức, nhân cách, đặc biệt là sự khẳng khái, trong bất cứ việc gì cũng đặt lòng tự trọng cá nhân lên trên hết. Điều đó đáng để các thế hệ tiếp theo phải trân trọng và noi theo./.


Có người ngồi bên hiên nhà, tay cầm ly cà phê đen sóng sánh, nhìn mưa rơi lách tách ngoài sân. Hương cà phê thoảng lên, đắng mà thơm nồng nàn, như chính những ngày cô đã đi qua trong đời.
Tháng Tư, có người thường giữ thói quen đi dạo quanh những góc phố còn bảng lảng hơi sương của Thủ đô, tìm mua một bó hoa loa kèn trắng muốt. Thi thoảng, cô bán hoa có nụ cười tỏa nắng như sắc trời Hà Nội, hỏi anh: Là đàn ông mà anh yêu thích hoa loa kèn không kém gì các bà, các cô nhỉ? Anh khẽ mỉm cười, lặng lẽ ngắm nhìn mấy bông hoa trắng muốt bừng nở dưới ánh nắng óng ánh, thấy lòng mình dịu dàng trong phút chốc.
Tháng Ba khép lại bằng những ngày nồm ẩm, lạnh se sắt xen lẫn những cơn mưa phùn lê thê. Miền Bắc giao mùa như một cô gái đỏng đảnh, lúc nắng ấm dịu dàng, lúc lại trở mình hờn dỗi, để lại trong không gian hơi ẩm bức bối, khiến lòng người cũng chùng xuống theo những giọt mưa.
Thỉnh thoảng lúc rảnh rỗi, có người thường xem lại quyển sổ chép thơ mà cô đã viết tay một thời, hoặc mở máy laptop, mở điện thoại, nghe lại những bài nhạc yêu thích. Cô thích nhất là lắng nghe âm thanh quen thuộc từ những tình khúc bất hủ của Trịnh Công Sơn. Những lúc như vậy, cô lại tự hỏi mình: Ta là ai trong cuộc đời này?
Mỗi khi đến tiết Thanh minh, trong tâm thức của nhiều người lại nhớ về những ngày thơ bé hạnh phúc, được cùng ba mẹ làm món bánh trôi để đón Tết Hàn thực. Dẫu chỉ là món bánh đơn thuần nhưng đó lại là hương vị của đoàn viên.
"Thanh minh trong tiết tháng Ba/Lễ là tảo mộ, hội là đạp thanh" - tiết Thanh minh nhắc nhở người Việt Nam ta hướng về cội nguồn tổ tiên, ông bà, cha mẹ.
0