Lá rụng về cội
Vạn vật trên thế gian này đều nằm trong một quy luật tuần hoàn bất biến. Trời có bốn mùa xuân, hạ, thu, đông. Nước từ dòng chảy ngầm trong lòng đất chảy ra sông biển, bay hơi, tích tụ trên những đám mây rồi những trận mưa lại đưa nước trở về với lòng đất. Con người cũng vậy, thân cát bụi rồi sẽ lại trở về với cát bụi mà thôi, như lời bài hát của cố nhạc sĩ tài hoa Trịnh Công Sơn: "Hạt bụi nào hóa kiếp thân tôi/Để một mai tôi về làm cát bụi/Ôi cát bụi mệt nhoài/Tiếng động nào gõ nhịp không nguôi…".
Vâng, cái quy luật tuần hoàn muôn thuở ấy sẽ đến và nhất định ai cũng sẽ trải qua giống nhau; nếu có khác, chỉ là hạt bụi kia có được trở về đoàn tụ tại nơi trước kia đã vươn hình hài lớn dậy làm người và nay được trở về mảnh đất quê hương, nơi chôn rau cắt rốn hay không?
Tôi từng chứng kiến một số người Việt ta, vì những lý do khác nhau, phải rời xa quê hương, làm ăn, sinh sống tại nước ngoài. Nhưng lúc cuối đời, họ có một mong muốn được hóa thân vào lòng đất mẹ. Họ sẵn sàng từ bỏ cuộc sống tiện nghi, đầy đủ về phúc lợi xã hội ở đất người để trở lại quê hương. Lá bao giờ cũng rụng về cội; nước bao giờ cũng chảy về nguồn là vậy!
Với cha tôi, ông rời quê hương, thoát ly đi tham gia cách mạng từ lúc mười tám, đôi mươi. Cái gia đình nhỏ mà ông bà gây dựng trước kia, nay đã trở thành một đại gia đình lớn với các con, cháu, chắt sinh sôi, phát triển nơi đất khách. Thời gian sinh sống ở Thủ đô còn gấp nhiều lần thời gian sinh sống ở mảnh đất nơi ông đã sinh ra. Thủ đô đã thực sự là quê hương thứ hai của ông, là mảnh đất gắn bó, lập nghiệp của con, cháu, chắt ông. Nhưng ông vẫn có nguyện vọng lúc cuối đời là được yên nghỉ tại quê nhà.
Khi ông mất, đã có người thân chân tình khuyên các con ông không nên đưa ông về quê. Vì từ Hà Nội về đó xa xôi, rất vất vả, khó khăn sau này khi đi tảo mộ, thăm viếng. Cái lý của những lời khuyên ấy không sai. Thời gian rồi ai cũng sẽ già đi, trong khi gia đình, con cháu chắt đều sinh sống tại Hà Nội. Thời gian sẽ làm các con ông thêm tuổi, mắt mờ, chân yếu, đi lại khó khăn, ngại ngùng. Đời con thì còn có thể cố gắng, nhưng đến đời cháu, chắt liệu có nhạt nghĩa, nhạt tình? Nhưng cuối cùng, chúng tôi - những người con của ông - vẫn chọn cách tôn trọng di nguyện của cha, đưa ông về nằm giữa lòng đất quê hương với tổ tiên trong dòng họ. Cuộc hành hương về quê có vất vả, mỏi mệt nhưng chúng tôi vẫn cố gắng.
Đi lại thăm viếng, tảo mộ ở quê hương một thời gian, bây giờ, chúng tôi mới hiểu hết dụng ý của cha tôi, đó có lẽ cũng là suy nghĩ của nhiều người con sống xa quê khi ở cái tuổi đã xế bóng chiều. Không chỉ đơn giản là cha chúng tôi muốn được trở về cội nguồn như mong mỏi của bao người con, ra đi từ làng, lúc cuối đời muốn được quê hương dang tay bao bọc, mà điều ông trăn trở nhất, là làm cách nào để các con cháu luôn giữ được gốc gác, cội nguồn của mình. Lúc còn sống, ông đã làm hết mình với quê hương, dòng họ. Nhưng lúc nằm xuống, ông sợ con cháu sẽ sao nhãng mà quên đi nguồn gốc tổ tiên. Vì thế, ông nguyện đem tro cốt của mình trở thành cầu nối để con cháu ông, vì ông mà về quê. Qua đó, tạo nên sợi dây gắn bó tình cảm với họ hàng, làm tăng thêm tình thân họ tộc, rồi trở thành một phần của quê hương mình.
"Cây có gốc mới nở cành xanh ngọn/ Nước có nguồn mới bể rộng sông sâu/Người ta nguồn gốc từ đâu/Có tổ tiên trước rồi sau có mình" - câu ca dao là lời nhắc nhở về đạo lý uống nước nhớ nguồn của dân tộc ta. Chẳng ai là người mất gốc, chẳng ai là không có quê hương. Và dĩ nhiên, quê hương không chỉ thể hiện trong tấm thẻ căn cước công dân, mà nó là một địa danh nơi tổ tiên, ông bà cha mẹ chúng ta đã từng sinh sống. Hãy trở thành chiếc gạch nối gắn kết các thế hệ để quê hương không bao giờ mất đi, cũng như, chúng ta không thể mất đi gốc gác của mình.
Trần Minh


Báo cáo thường niên Kinh tế và Thương mại 2024; Hà Nội tu bổ đê kè trước mùa mưa bão; Tranh cãi về công thức thuế quan thương mại của ông Trump;... là một số nội dung đáng chú ý trong Chương trình Thời sự 11h30 hôm nay.
Khu vực Hà Nội nắng nhẹ đã xuất hiện sớm hơn và nhiệt độ lúc này tăng theo từng giờ, lên mức cao nhất vào buổi trưa và đầu giờ chiều là 27-28 độ.
Mỹ - đối tác thương mại lớn thứ hai của Việt Nam đã tuyên bố đánh thuế 46% lên hàng hóa xuất khẩu từ Việt Nam sang Mỹ. Đây là mức thuế bổ sung, thêm vào mức thuế phía Mỹ đã áp từ trước đến nay.
Với việc công bố mức thuế nhập khẩu mới, ông Trump không những tuyên chiến với thương mại tự do mà còn tự cách biệt nước Mỹ với phần còn lại của thế giới vẫn luôn chủ trương thúc đẩy thương mại tự do.
Tổng Bí thư Tô Lâm viếng đồng chí Khamtay Siphandone; Nhà vua Vương quốc Bỉ thăm Thành phố Hồ Chí Minh; Hà Nội ghi nhận gần 1.400 ca mắc sởi; Ông Trump gợi ý Trung Quốc đổi TikTok lấy ưu đãi thuế;... là những thông tin đáng chú ý trong Chương trình Thời sự 9h00 hôm nay.
Bộ Công Thương đã có công hàm đề nghị Mỹ tạm hoãn quyết định áp thuế; Hà Nội thành lập Trung tâm dịch vụ và hỗ trợ doanh nghiệp; Công an Hà Nội lắp đặt camera phạt nguội tại các tuyến đường trọng điểm; Khung cảnh đổ nát sau động đất ở Mandalay, Myanmar;... là những thông tin đáng chú ý trong bản tin hôm nay.
0