Bánh trôi ngày Hàn thực tự tay mẹ làm

Mỗi khi đến tiết Thanh minh, trong tâm thức của nhiều người lại nhớ về những ngày thơ bé hạnh phúc, được cùng ba mẹ làm món bánh trôi để đón Tết Hàn thực. Dẫu chỉ là món bánh đơn thuần nhưng đó lại là hương vị của đoàn viên.

Bánh trôi trong hoài niệm tuổi thơ của tôi là một thức quà ra đời sau vụ mùa đầu xuân. Khi những xe lúa nếp thu hoạch từ cánh đồng được bố chở về trên chiếc xe cải tiến, hai mẹ con tôi cũng tranh thủ quét sạch và dọn dẹp cho tinh tươm khoảng sân trước nhà, để khi tuốt lúa nếp không bị vương lẫn sạn đất hay những hạt lúa tẻ còn sót lại trên sân. Dưới ánh nắng ấm áp của những ngày tháng Ba, mẻ lúa nếp đầu mùa sẽ được bố mẹ tôi phơi cho đến lúc khô và có màu vàng óng. Đến thời điểm ấy, chị em tôi tranh thủ dùng quạt, cố gắng quạt thật sạch những hạt lúa lép và rơm mùn. Thông thường, lúa lép được mẹ tôi tận dụng nghiền cám cho lợn, riêng với những thúng lúa nếp chắc nịch, căng bóng sẽ được bố tỉ mỉ cho vào bao tải, dựng vào góc bếp để dành ăn dần.

Trước khi chuẩn bị phần bánh trôi, mẹ tôi sẽ đi xát gạo về để bố nghiền thành bột. Thi thoảng, có dịp theo chân mẹ đi xát gạo, đứa trẻ con là tôi cảm thấy háo hức vô cùng. Chờ mẹ xát gạo quay trở về nhà, bố tôi thong thả lấy chiếc nong để dành sàng những hạt mày lúa cho sạch. Bố cứ thế kiên nhẫn ngồi sàng thật tỉ mỉ sao cho phần gạo nếp còn nguyên, riêng những hạt tấm nhỏ sẽ rơi xuống phía dưới. Gạo nếp dùng để thổi xôi, riêng những hạt tấm nhỏ mẹ tôi cất đi để dành.

Những lúc nhàn nhã, mẹ tôi đem ngâm những hạt tấm trong nước sạch khoảng vài giờ, chờ cho hạt nở to sẽ mang ra nghiền thành bột chuẩn bị làm bánh trôi. Dụng cụ dùng để xay bột quen thuộc của nhà tôi là một chiếc cối xay bằng đá màu vàng cát, nhẵn thín theo thời gian. Mẹ tôi kể chiếc cối này có từ thời bà ngoại tôi mới chuyển về vùng này sinh sống cho đến nay. Chị em tôi cứ thế háo hức phụ mẹ rửa sạch cối, rồi cho phần tấm vào xay. Trong lúc ấy, bố tôi sẽ nhanh tay lấy một chiếc thúng, bên trong rải thêm ít tro, tỉ mỉ đặt thêm tấm vải phin trắng xuống phía dưới để hứng bột. Mẹ tôi thong thả ngồi xay bột, thi thoảng lại múc chút nước đổ vào miệng cối để bột dễ dàng chảy xuống.

Mẹ tôi thường bảo công việc này tưởng chừng như đơn giản nhưng đòi hỏi sự tỉ mỉ và kiên trì. Đặc biệt, muốn bột ngon, người chế biến thông thường phải xay hai lượt. Khi bột đã được nghiền mịn, chỉ cần chờ nước thấm vào tro, sau đó để phần bột lắng lại cho mềm mịn, lúc sờ vào sẽ có cảm giác mát lạnh cả tay. Thông thường, bột để làm bánh trôi có hai loại: bột khô và bột ướt. Theo kinh nghiệm của mẹ tôi thì với bột khô phải nhồi cho đến khi nào bột dẻo, mịn, ráo tay, sau đó ủ tầm 30 phút là được. Riêng phần bột ướt, mẹ tôi thường sẽ bắt đầu từ chiều hôm trước, sau đó cho bọc bột vào một túi vải thô dày, treo lên cho ráo nước.

Trong tâm thức của những đứa trẻ như chúng tôi ngày ấy, việc được tham gia cùng bố mẹ làm món bánh trôi để đón Tết Hàn thực là một điều vô cùng hạnh phúc. Dẫu chỉ là món bánh đơn thuần nhưng mỗi đứa vừa được góp một ít công sức lại tranh thủ ngồi hàn huyên trò chuyện cùng nhau thì không còn gì tuyệt vời bằng. Mẹ tôi vẫn thường bảo giá trị của một món ăn không chỉ thuộc về hương vị mà còn là cảm giác đoàn viên, hạnh phúc khi được ngồi cạnh nhau. Đó là những khoảnh khắc ngọt ngào mà khi trưởng thành tôi vẫn chẳng thể nào lãng quên.

Trong lúc mẹ tôi ngồi nhào bột và tỉ mỉ chia thành các viên bánh tròn đều, mấy chị em tôi sẽ ngồi bẻ viên đường mật màu nâu thành những viên nhỏ vừa với nhân bánh. Tôi và cô em gái út rất thích đảm nhận công việc này, do thi thoảng có thể nhót một cục đường bỏ vào miệng, tận hưởng cảm giác vị ngọt của đường tan trong miệng rồi nhìn nhau cười khúc khích.

Để đa dạng hương vị bánh, mẹ tôi còn chuẩn bị thêm ít đậu xanh cà vỏ, vừng trắng, ít bột năng, chút gừng tươi, dừa nạo sợi và tinh dầu hoa bưởi để tạo hương thơm. Để món ăn thêm phần thanh tao, bố tôi thường tỉ mỉ chẻ miếng đường phên thành từng viên vuông vắn xinh xinh. Trong lúc bố đem đỗ xanh vào nồi hấp cho chín, chị tôi cũng bắt đầu rang vừng trắng. Chị tôi cho vừng vào chảo, đảo đều, chờ cho đến khi những hạt vừng chuyển màu vàng nhạt thì tắt lửa, đảo thêm một tí rồi trút ra đĩa to, chờ cho mau nguội.

Cũng trong thời điểm đó, mẹ cùng chị em tôi ngồi thong thả nặn bánh. Vốn là người dễ tính, mẹ tôi cho phép các con được sáng tạo, thoả thích nặn những chiếc bánh hình tròn, hình hoa hoặc những con thú đơn giản. Ban đầu, bọn trẻ vụng về nặn những hình thù còn khá méo mó, khiến phần nhân bên trong bị rơi hết ra ngoài. Nhưng sau khi bọn trẻ tập cho quen dần thì những chiếc bánh bắt đầu trở nên tròn trịa và đẹp đẽ hơn. Thậm chí, chúng tôi say mê đến mức sợ hết bột nên đứa nào cũng gấp gáp làm cho xong phần bánh của mình.

Bánh sau khi nặn xong sẽ được mẹ cho vào nồi bắc lên bếp, rồi thong thả lấy đũa đảo đều, đến khi thấy bánh nổi lên là biết nó đã chín. Mẹ tôi nhanh chóng vớt bánh ra tô nước sôi để nguội, sau đó thong thả cho lên đĩa. Chị tôi đã chuẩn bị sẵn phần vừng đã rang thơm rồi tỉ mỉ dùng đũa chấm vừng lên từng viên bánh. Đây là thao tác đòi hỏi sự khéo léo, tỉ mỉ, sao cho thật nhanh và đẹp mắt. Ngắm nghía đĩa bánh trôi vừa đẹp vừa thơm mùi vừng rang, thoang thoảng hương gừng hương bưởi, mẹ tôi rất ưng ý. Chúng tôi nhanh chóng phụ mẹ bưng ra bày biện trên bàn thờ đã sẵn hoa quả. Một buổi sáng tháng ba trời trong vắt, gian nhà như trở nên ấm áp hơn bởi hương thơm của bánh trôi và mùi hương trầm thoang thoảng.

Thong thả chờ cho tàn nén nhang, cả nhà mới bắt đầu được thụ lộc. Những đĩa bánh trôi căng mọng, điểm xuyết vừng rang, rắc vài sợi dừa nạo loáng thoáng bên trên thơm ngon nhanh chóng được bày lên mâm. Bố tôi cẩn thận vót cho mỗi người một cái que xiên nhọn bằng tre dùng để ăn bánh. Cả nhà ngồi bên nhau vừa thong thả thưởng thức bánh trôi, nhẹ nhàng cắn ngập miếng bột dẻo thơm bên ngoài, tận hưởng viên đường ngọt thanh bên trong, kết hợp hài hòa cùng vị béo bùi của vừng rang và dừa tươi.

Có những niềm hạnh phúc dẫu giản dị nhưng ấm áp đến lạ kỳ…

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

HANOITV News | 04/04/2025

Chính sách thuế đối ứng của Tổng thống Mỹ Donald Trump đã tạo ra một cú sốc lớn đối với thương mại toàn cầu. Với khẩu hiệu "Nước Mỹ trên hết", ông Trump áp đặt hàng loạt mức thuế cao lên hàng hóa nhập khẩu, nhằm bảo vệ và thúc đẩy sản xuất nội địa, bù đắp khoản thâm hụt nợ công của Mỹ. Sâu xa hơn, Mỹ muốn dùng công cụ thuế để gây sức ép, buộc các đối tác thương mại phải đàm phán lại theo hướng có lợi hơn cho Mỹ.

Chiến thuật cứu hộ của Công an Việt Nam được đánh giá cao; Công tác cứu nạn ở Myanmar bước sang giai đoạn mới; Bắt tạm giam Quang Linh Vlog và Hằng Du Mục;... là những thông tin đáng chú ý trong bản tin hôm nay.

Ngoài phở, những món sợi nước như bún, miến vẫn luôn được nhiều người Hà Nội tìm đến cho bữa sáng hàng ngày. Với vị ngọt thanh, chua dịu nhẹ đặc trưng của dấm bỗng, bún riêu chính là một lựa chọn phù hợp để bắt đầu một ngày mới.

Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài viếng đồng chí Khamtay Siphandone; Bộ Quốc phòng thưởng từ 16 lần lương cơ sở khi cá nhân lập thành tích đột xuất đặc biệt xuất sắc; Bộ Y tế thông tin về các trường hợp mắc bệnh chưa rõ nguyên nhân tại Nga; Tòa án Hàn Quốc phế truất Tổng thống Yoon Suk Yeol;... là những thông tin đáng chú ý trong chương trình Thời sự 19h00 hôm nay.

Lãnh đạo cấp cao Đảng Nhà nước viếng đồng chí Khamtay Siphandone; Người Việt Nam tại Mandalay chung tay cứu trợ người dân Myanmar; Doanh nghiệp Việt Nam ứng phó với mức thuế cao của Mỹ; Tổng thống Mỹ công bố điều kiện giảm thuế đối ứng;... là những thông tin đáng chú ý trong chương trình hôm nay.