Ả Rập Xê Út ghi điểm với Hội nghị thượng đỉnh Nga-Mỹ

Thái tử Ả Rập Xê Út Mohammed bin Salman không trực tiếp tham gia vào cuộc đàm phán cấp cao đầu tiên giữa Nga và Mỹ hôm 18/2, nhưng quốc gia này vẫn ghi điểm khi tổ chức thành công cuộc họp có thể là bước khởi đầu để thay đổi cục diện cuộc xung đột kéo dài 3 năm giữa Nga và Ukraine.

Đây là cuộc gặp cấp cao đầu tiên giữa Washington và Moscow kể từ khi Tổng thống Donald Trump nhậm chức, trong đó các nhà ngoại giao hàng đầu của Mỹ và Nga cố gắng hàn gắn mối quan hệ giữa hai nước và tiến hành những nỗ lực đàm phán nhằm chấm dứt xung đột Nga-Ukraine.

Ả Rập Xê Út đang đóng vai trò trung gian quan trọng trong nỗ lực thu hẹp khoảng cách giữa Mỹ và Nga, đặc biệt khi Thái tử Mohammed bin Salman nhận thấy mình ở trung tâm trong chiến lược tiếp cận Moscow của chính quyền Trump. Với việc duy trì mối quan hệ chặt chẽ với Nga thông qua liên minh dầu mỏ OPEC+, Ả Rập Xê Út đã tạo ra một kênh đối thoại hiệu quả giữa hai cường quốc. Đồng thời, Riyadh vẫn giữ vững quan hệ đồng minh chiến lược với Washington, đặc biệt thông qua các thỏa thuận đầu tư và hợp tác an ninh.

Thái tử có thể đã thu hút sự chú ý của Tổng thống Donald Trump khi ông công bố kế hoạch đầu tư 600 tỷ đô la vào Mỹ — khiến ông chủ Nhà Trắng phải suy nghĩ về việc có nên chọn Ả Rập Xê Út làm địa điểm cho chuyến công du nước ngoài đầu tiên của mình trong nhiệm kỳ này hay không.

Hội nghị này giúp Ả Rập Xê Út thể hiện vai trò như một trung gian hòa giải trong các vấn đề toàn cầu. Hãng thông tấn Saudi Press Agency đã nhấn mạnh rằng cuộc gặp diễn ra theo sự tổ chức từ Hoàng gia, khẳng định vị thế lãnh đạo của Thái tử Mohammed trong nỗ lực thúc đẩy an ninh và hòa bình toàn cầu.

Dù ghi điểm trên mặt trận ngoại giao, nhưng chiến lược của Thái tử Mohammed vẫn đối diện với không ít rủi ro. Một trong những thách thức lớn nhất là tình hình căng thẳng tại Dải Gaza. Tổng thống Trump từng tuyên bố Mỹ muốn "kiểm soát Gaza", điều  đã vấp phải sự phản đối mạnh mẽ của cộng đồng quốc tế, nhất là người dân Ả Rập.

Bộ Ngoại giao Ả Rập Xê Út khẳng định lập trường của vương quốc này về vấn đề Palestine là "không thể thương lượng và không thể thỏa hiệp". Tuy nhiên, Riyadh vẫn tránh chỉ trích ông Trump trực tiếp, cho thấy cách tiếp cận ngoại giao thận trọng của nước này.

Bên cạnh đó, Thái tử Mohammed cũng phải đối mặt với những tác động từ chính sách dầu mỏ. Ông Trump đã nhiều lần chỉ trích OPEC+, cho rằng việc giảm giá dầu có thể giúp nhanh chóng chấm dứt cuộc cung đột ở Ukraine. Giá dầu hiện đã giảm xuống khoảng 75 USD/thùng, thấp hơn nhiều so với mức đỉnh trên 120 USD/thùng vào năm 2022. Điều này đe dọa đến các dự án tham vọng của Thái tử Mohammed, bao gồm siêu đô thị tương lai Neom trị giá 500 tỷ USD.

Trong tương lai, cách mà Thái tử Mohammed điều hướng những thách thức này sẽ quyết định mức độ thành công của chiến lược ngoại giao mà ông đang theo đuổi.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
User
Ý KIẾN

Người dân tại nhiều thành phố trên thế giới như Mỹ, Anh, Đức, Bồ Đào Nha... ngày 5/4 đã tham gia phong trào biểu tình có tên "Hands Off" nhằm phản đối các chính sách mới của Tổng thống Mỹ Donald Trump.

Người dân cả nước hướng về ngày Giỗ Tổ; Phim “Địa đạo” thu hơn 30 tỷ đồng ngày đầu công chiếu; Kế hoạch quốc phòng mới của EU đối diện nhiều thách thức;... là những nội dung đáng chú ý trong chương trình hôm nay.

Một tuần sau trận động đất 7,7 độ richter hôm 28/3, nhiều thành phố của Myanmar vẫn trong khung cảnh đổ nát, tang thương. Hậu quả của cơn đại địa chấn đang khiến đất nước này lâm vào khủng hoảng nhân đạo chưa từng có trong lịch sử.

Bộ Quốc phòng Nga thông báo, các đơn vị tác chiến của nước này đã gây thêm tổn thất về nhân lực và trang thiết bị cho quân đội Ukraine tại các mặt trận như Kursk, Belgorod, Donetsk.

Nga cáo buộc trong ngày 5/4 Ukraine đã tiến hành 6 cuộc tấn công vào các cơ sở hạ tầng năng lượng của nước này, trong khi Ukraine cho biết giao tranh vẫn đang diễn ra ở khu vực Kursk.

Trong bối cảnh căng thẳng thương mại với Mỹ, Trung Quốc đã tăng cường tìm kiếm nguồn cung đậu tương từ các thị trường khác để thay thế, trong đó có Brazil.