Những thiết bị cứu hộ đặc biệt tại Myanmar

Sự hỗ trợ của các phương tiện, kỹ thuật đã đóng góp không nhỏ vào công cuộc cứu hộ, cứu nạn sau động đất tại Myanmar của các cán bộ chiến sĩ Việt Nam.

Đã 6 ngày từ khi đoàn công tác của Công an Việt Nam nhận nhiệm vụ cứu hộ, cứu nạn trong trận động đất tại Myanmar, tính đến thời điểm hiện tại đã có 7 nạn nhân được những cán bộ chiến sĩ Công an Việt Nam tìm thấy và cứu giúp. Để có thể thực hiện nhiệm vụ cũng như thao tác cứu nạn được nhanh chóng, kịp thời, ngoài kinh nghiệm cứu hộ, cứu nạn của mỗi cán bộ chiến sĩ thì sự hỗ trợ của các phương tiện kỹ thuật cũng đóng góp không nhỏ vào công cuộc này.

Kìm bóp, bóp vỡ bê tông được coi là "chiến thần" trong đợt cứu hộ cứu nạn của Bộ Công an tại Myanmar lần này. Những động tác kìm nhanh, ngọt khiến các mảng bê tông vỡ vụn nhưng không gây ra rung chấn. Đây là điều kiện thuận lợi cho các chiến sĩ tiếp cận hiện trường, giải cứu nạn nhân, giảm thiếu tối đa các nguy cơ bị sập đổ thứ cấp.

Đại tá Nguyễn Minh Khương - Phó Cục trưởng Cục Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ, Bộ Công an cho hay: "Nguy cơ sụp đổ thứ cấp là hoàn toàn có nếu như xảy ra dư chấn mạnh. Tuy nhiên đánh giá tình huống hiện tại, chúng tôi đã có phương án xử lý tình huống đó, từ việc đặt vật dụng để cảnh báo nguy cơ có rung chấn. Nếu vị trí nào chúng tôi thấy tiến hành đục, khoan phá được thì chúng tôi tiến hành khoan phá, vị trí nào có nguy cơ sụp đổ cấu kiện liền kề, lân cận hoặc trên trần xuống thì chúng tôi sẽ sử dụng thiết bị để giảm rung chấn, giảm nguy cơ sụp đổ tiếp theo".

Trong điều kiện hiện trường các vụ tai nạn nhà cao tầng bị đổ sập do động đất, nhiều tòa nhà không sụp đổ hoàn toàn, đa phần bị đổ theo phương nghiêng nên gần như đều chực chờ để đổ tiếp. Và chiếc kìm thủy lực được các anh em gọi là "chiến thần" trong chiến dịch cứu nạn cứu hộ tại Myanmar.

Nếu sự cố sập đổ thứ cấp xảy ra sẽ khiến công tác cứu nạn khó khăn hơn, ảnh hưởng đến người bị nạn khi bị vùi lấp thêm và xấu hơn là ảnh hưởng đến cán bộ chiến sĩ làm công tác cứu nạn. Nhiều đội cứu nạn đã phải rút lui khi không có đầy đủ trang thiết bị để đảm bảo an toàn cho phương án giải cứu.

Anh Soe Myint Tun - Đội cứu nạn, cứu hộ Myanmar cho biết: "Cũng có rất nhiều quốc gia cử đoàn cứu hộ đến Myanmar để khắc phục hậu quả, trong số những đội cứu hộ đó thì có đội cứu hộ của Bộ Công an Việt Nam. Họ rất mạnh cùng trang thiết bị đầy đủ và các bạn đã hỗ trợ chúng tôi rất tích cực trong những ngày qua".

Sự góp sức của Đoàn Bộ Công an Việt Nam với kỹ thuật, phương tiện phù hợp đã phát huy hiệu quả thực tiễn tại hiện trường. Rất nhiều đoàn cứu nạn quốc tế nước bạn đã phối hợp thực hiện theo chiến thuật do Đoàn cứu nạn Bộ Công an Việt Nam đề xuất. Kết quả, các nạn nhân đã được đưa ra ngoài dù không ít tình huống vị trí mắc kẹt tiềm ẩn nguy hiểm.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Sau 5 ngày có mặt tại Myanmar, Đội cứu hộ cứu nạn Công an Việt Nam đã để lại nhiều ấn tượng tốt đẹp và tình cảm đặc biệt cho người dân Myanmar.

Ông Yoon Suk Yeol đã gửi lời xin lỗi vì không đáp ứng được kỳ vọng của đất nước và người dân, chỉ vài giờ sau khi bị tuyên bãi chức Tổng thống Hàn Quốc.

Myanmar và Thái Lan vẫn nỗ lực không ngừng nghỉ để tìm kiếm thêm những người sống sót sau trận động đất mạnh 7,7 độ hôm 28/3.

Sự hỗ trợ của các phương tiện, kỹ thuật đã đóng góp không nhỏ vào công cuộc cứu hộ, cứu nạn sau động đất tại Myanmar của các cán bộ chiến sĩ Việt Nam.

Viên kim cương nặng 2,33 carat, có màu đỏ thẫm là một trong những loại đá quý hiếm nhất trên Trái đất, đã được bổ sung vào bộ sưu tập của Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Quốc gia Mỹ.

Những kiệt tác hội họa mang tính biểu tượng như "Mona Lisa" của Leonardo da Vinci và “Tiếng thét” của Edvard Munch đã được chuyển đổi thành âm thanh, giúp người khiếm thị có cơ hội cảm nhận và đắm chìm trong nghệ thuật.