Kế hoạch quốc phòng mới của EU đối diện nhiều thách thức

Giới học giả Italia nhận định kế hoạch tăng chi tiêu quốc phòng trên toàn khối của Liên minh châu Âu đang phải đối diện với những thách thức ở Italia, một trong những quốc gia có tỷ lệ nợ công trên tổng sản phẩm quốc nội cao nhất toàn cầu.

Hiện tại, nợ công của Italia vào khoảng ba nghìn tỷ euro, chiếm hơn 135% GDP của nước này. Tại hội nghị thượng đỉnh đặc biệt của EU diễn ra tại Brussels vào đầu tháng 3, Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen đã đề xuất kế hoạch mang tên "ReArm Europe" nhằm huy động 800 tỷ euro để tạo ra "một châu Âu an toàn và kiên cường"

Tuy nhiên, đề xuất cung cấp khoản vay 150 tỷ euro cho các quốc gia thành viên để đầu tư quốc phòng đã vấp phải sự phản đối từ các quốc gia như Pháp, Italia và Tây Ban Nha. Các học giả người Italia đã cảnh báo rằng kế hoạch "ReArm Europe" có thể làm dấy lên những lo ngại về tính bền vững của nợ công của quốc gia này. Bà Valentina Meliciani, giám đốc Viện Luiss về Phân tích và Chính sách châu Âu tại Đại học Luiss Guido Carli cho biết chính phủ Italia ủng hộ việc tăng cường quốc phòng châu Âu, nhưng không hoàn toàn đồng ý với cách tiếp cận được đề xuất bởi kế hoạch "ReArm Europe".

Bà Valentina Meliciani cho biết Italia có kế hoạch trả nợ công trong những năm tới. Do đó, nếu ngân sách cần được điều chỉnh để tăng các khoản vay cho chi tiêu quốc phòng, điều đó sẽ dẫn tới những lo ngại về tính bền vững của nợ công. Theo một tuyên bố do Ủy ban châu Âu công bố, kế hoạch "ReArm Europe" là một bộ đề xuất toàn diện nhằm mục đích giải phóng các nguồn tài chính để hỗ trợ các khoản đầu tư quốc phòng trong ngắn hạn và trong thập kỷ tới. Sáng kiến này bao gồm 5 biện pháp chính được thiết kế để tăng cường năng lực quốc phòng của châu Âu và thúc đẩy hỗ trợ quân sự cho Ukraine.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Bộ Phúc lợi xã hội, cứu trợ và tái định cư Myanmar đã tổ chức Lễ Tri ân các đoàn cứu trợ quốc tế đến từ 5 quốc gia Đông Nam Á trong chiều 6/4.

Bộ Quốc phòng Nga công bố hình ảnh một đơn vị pháo tự hành Gvozdika đã phá hủy các công sự, thiết bị quân sự và bộ binh của Ukraine ở khu vực Kursk.

Lực lượng hàng không vũ trụ của lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran đã tiếp tục mở rộng mạng lưới radar cảnh báo sớm "Ghadir" nhằm răn đe Israel, với các địa điểm mới được xây dựng ở phía Tây Bắc đất nước, gần Tabriz và dọc theo bờ biển Vịnh Ba Tư.

Hệ thống AWACS (Cảnh báo sớm và Kiểm soát trên không) đóng vai trò như một "trạm radar bay", cung cấp dữ liệu thời gian thực cần thiết để hỗ trợ các đơn vị thực hiện nhiệm vụ một cách hiệu quả.

Việc Mỹ cắt giảm viện trợ nước ngoài của Cơ quan Phát triển Quốc tế Mỹ (USAID), đặc biệt là trong lĩnh vực y tế và hỗ trợ các sáng kiến phòng chống dịch bệnh, có thể dẫn đến những hệ lụy nghiêm trọng đối với sức khỏe cộng đồng.

Thủ tướng Thái Lan Paetongtarn Shinawatra đã công bố “Tầm nhìn Bangkok 2030” tại Hội nghị cấp cao lần thứ 6 của nhóm Sáng kiến Vịnh Bengal về Hợp tác kỹ thuật và kinh tế đa ngành (BIMSTEC), diễn ra ở Thủ đô Bangkok của Thái Lan vào ngày 5/4.