Giải mã công thức tính thuế đối ứng của chính quyền Trump

Chính quyền của ông Trump công bố một công thức tính thuế khá phức tạp để quyết định mức thuế đối ứng cụ thể với từng đối tác thương mại của Mỹ.

Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 2/4 tuyên bố mức thuế đối ứng cho mỗi quốc gia sẽ dựa trên tỷ lệ kết hợp của tất cả các loại thuế quan, rào cản phi tiền tệ và các hình thức gian lận khác của quốc gia đó. Kèm theo tuyên bố trên, chính quyền của ông Trump công bố một công thức tính thuế khá phức tạp để quyết định mức thuế đối ứng cụ thể với từng đối tác thương mại của Mỹ.

Cơ quan Đại diện Thương mại Mỹ (USTR) đã đăng tải bài viết ngắn gọn về công thức tính thuế đối ứng của Mỹ như sau:

Mục đích của công thức thuế trên là sau khi áp dụng mức thuế đối ứng mới, cán cân thương mại song phương giữa Mỹ và quốc gia (i) sẽ được cân bằng.

Tuy nhiên, theo hãng tin CNN, công thức phức tạp trên thực tế chỉ đơn giản là: Thuế quan = Thâm hụt thương mại song phương / Tổng giá trị nhập khẩu hàng hóa từ nước đó.

Chẳng hạn, trong năm 2024, Mỹ bị thâm hụt thương mại 295,4 tỷ USD với Trung Quốc, trong khi nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc đạt 439,9 tỷ USD. Như vậy, thặng dư thương mại của Trung Quốc với Mỹ tương đương 67% tổng giá trị hàng hóa nước này xuất khẩu sang Mỹ – và con số này đã được chính quyền ông Trump coi như là “thuế mà Trung Quốc đang đánh vào Mỹ”. Kết quả là Trung Quốc bị áp thêm mức thuế 34%.

CNN nhận định rằng, thực tế cho thấy cách tính trên của chính quyền ông Trump không “có đi có lại” như tuyên bố. Với cách tính này, thuế đối ứng mà Tổng thống Mỹ Trump công bố thực chất nhắm vào thặng dư thương mại của các quốc gia bởi không có yếu tố thuế quan nào được sử dụng trong cách tính này. Các chuyên gia kinh tế cảnh báo, cách tính trên có thể gây tác động sâu rộng đến các quốc gia mà Mỹ đang phụ thuộc nhiều về nguồn hàng và cả những tập đoàn toàn cầu cung cấp các sản phẩm đó. Điều này có thể sẽ gây hệ lụy lớn với các chuỗi cung ứng toàn cầu.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Giới lãnh đạo Iran đồng loạt chỉ trích lập trường của Mỹ về chương trình làm giàu Urani, đồng thời cảnh báo nguy cơ đổ vỡ của các cuộc đàm phán gián tiếp giữa hai bên.

Tổng thống Nga Vladimir Putin đã đến thăm tỉnh Kursk lần đầu tiên kể từ khi Moscow tuyên bố giành lại hoàn toàn quyền kiểm soát khu vực này, sau cuộc đột kích bất ngờ của lực lượng Ukraine năm 2024.

Vương quốc Anh đã đình chỉ các cuộc đàm phán thương mại tự do với Israel vào ngày 20/5, đồng thời áp đặt lệnh trừng phạt đối với một số cá nhân và thực thể ủng hộ bạo lực chống lại cộng đồng người Palestine.

Một ủy ban đặc biệt của Mỹ sẽ xem xét lại quá trình rút quân đầy hỗn loạn của nước này khỏi Afghanistan vào tháng 8/2021.

Israel đang chuẩn bị tấn công các cơ sở hạt nhân của Iran, ngay cả khi chính quyền Tổng thống Donald Trump đang theo đuổi một thỏa thuận ngoại giao với Tehran.

Đại sứ Ai Cập tại Nga, ông Nazih Elnaggari cho biết, Cairo đang theo dõi sát sao sự phát triển của tuyến hàng hải Bắc Cực và không coi đó là mối quan ngại đối với kênh đào Suez.