Người dân Mỹ lo ngại bị tổn thương trước mức thuế mới
Chính sách thuế mới của Mỹ nhằm vào nhiều mặt hàng nhập khẩu thiết yếu, từ thực phẩm, điện tử cho đến quần áo, giày dép. Theo Bộ Nông nghiệp Mỹ, nhiều loại trái cây và rau quả tươi sẽ phải chịu thuế suất 10% từ ngày 5/4. Như vậy, chuối nhập khẩu từ một số quốc gia Mỹ Latinh, cà phê - với khoảng 80% lượng tiêu thụ tại Mỹ đến từ hàng nhập khẩu, đồng loạt tăng giá.
Trong khi đó, từ ngày 9/4, dầu ôliu và rượu từ Italy, Tây Ban Nha, Hy Lạp phải chịu mức thuế 20%, gạo Thái Lan bị đánh thuế 36%, trong khi các mặt hàng từ Ấn Độ như gạo basmati hay tôm đều chịu mức thuế 26%.
Các thiết bị điện tử cũng đối mặt với mức thuế cao, đặc biệt là những sản phẩm có xuất xứ từ Ấn Độ và Trung Quốc. Ngành may mặc cũng lao đao khi chứng kiến cổ phiếu của các hãng thời trang lớn đồng loạt giảm mạnh.
Theo Phòng thí nghiệm Ngân sách của Đại học Yale của Mỹ, các mức thuế này có thể khiến chi phí quần áo và dệt may tại Mỹ tăng 17%, gây thiệt hại trung bình 3.800 USD/năm cho mỗi hộ gia đình.
Đối với người tiêu dùng Mỹ, những người đã phải chật vật với tình trạng lạm phát cao, những tác động dài hạn từ chính sách thuế vừa được ông Trump công bố đang khiến họ lo lắng. Chị Sarah Rieben - người dân Mỹ chia sẻ: "Điều làm chúng tôi lo lắng lúc này là nguy cơ giá cả sẽ tăng cao. Sẽ có nhiều tổn thương với người tiêu dùng".
Anh Nick Burkle - người dân Mỹ cho rằng: "Thuế quan thực sự là một mối quan tâm. Vì vậy, việc Mỹ và các đối tác giải quyết vấn đề qua các cuộc đàm phán càng nhanh thì sẽ tốt hơn đối với thị trường và người tiêu dùng".
Ngoài các biện pháp mới được công bố, chính quyền Tổng thống Trump cũng áp dụng mức thuế 25% đối với ô tô nhập khẩu vào Mỹ, khiến giá xe có thể tăng thêm hàng nghìn USD. Các chuyên gia kinh tế cảnh báo, động thái này có thể làm giảm sức mua và ảnh hưởng tiêu cực đến ngân sách hộ gia đình, khi giá cả leo thang và chuỗi cung ứng bị gián đoạn.


Mỹ và Iran sẽ tiến hành vòng đàm phán thứ tư liên quan đến chương trình hạt nhân gây tranh cãi của Iran, cuộc đàm phán tiếp tục diễn ra tại Oman và do các nhà ngoại giao Oman làm trung gian.
Thủ tướng Pakistan Shehbaz Sharif ngày 10/5 tuyên bố nước này chấp thuận thỏa thuận ngừng bắn với Ấn Độ, đồng thời bày tỏ hy vọng các vấn đề còn tồn đọng giữa hai quốc gia, bao gồm tranh chấp Kashmir sẽ được giải quyết thông qua đối thoại hoà bình.
Phản ứng trước đề xuất đàm phán hòa bình trực tiếp với Ukraine do Tổng thống Nga Vladimir Putin đưa ra, Tổng thống Mỹ Donald Trump cho rằng đây có thể là “một ngày tuyệt vời nhất đối với Nga và Ukraine”, đồng thời cam kết “tiếp tục làm việc với cả hai bên để đảm bảo cuộc đàm phán diễn ra”.
Cả Ấn Độ và Pakistan đã vi phạm lệnh ngừng bắn chỉ sau khi thoả thuận có hiệu lực chỉ vài giờ. Cộng đồng quốc tế đã lên tiếng ủng hộ lệnh ngừng bắn và kêu gọi hai bên nghiêm túc thực hiện.
Tổng thống Mỹ Donald Trump hoan nghênh cuộc đàm phán thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc tại Thụy Sĩ vào hôm 10/5, đánh giá rằng hai bên đã đạt một “sự tái khởi động toàn diện” trong bầu không khí “thân thiện và mang tính xây dựng”.
Lãnh đạo các nước Anh, Pháp, Đức, Ba Lan và Ukraine vừa có cuộc gặp tại Kiev, trong đó các bên nhất trí kêu gọi lệnh ngừng bắn hoàn toàn và vô điều kiện ở Ukraine trong ít nhất 30 ngày, bắt đầu từ ngày 12/5 tới.
0