Tuần “Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản văn hóa Việt Nam” 2022

Sáng 11/11, tại Hà Nội, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức họp báo thông tin về Tuần "Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản văn hóa Việt Nam" năm 2022.

Đây là hoạt động thiết thực chào mừng Ngày truyền thống - Ngày thành lập Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (18/11) và Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam (23/11). Theo đó, sự kiện sẽ diễn ra từ ngày 18 đến 23/11, tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Hà Nội).

 Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức họp báo thông tin về Tuần "Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản văn hóa Việt Nam" năm 2022.

Tuần “Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản văn hóa Việt Nam” sẽ có những hoạt động chính: Tổ chức Ngày hội đại đoàn kết các dân tộc; Giải vô địch anh tài vật dân tộc quốc gia; Tái hiện lại những lễ hội, phong tục tập quán của các dân tộc; Hội nghị gặp mặt nghệ nhân và những người có nhiều đóng góp trong công tác bảo tồn, phát huy văn hóa các dân tộc thiểu số khu vực phía Bắc; Trưng bày giới thiệu sản phẩm văn hóa đặc trưng và trình diễn thêu, dệt thủ công trang phục truyền thống các dân tộc Việt Nam khu vực phía Bắc; Hội thảo giải pháp bảo tồn, phát huy trang phục truyền thống các dân tộc Việt Nam trong giai đoạn hiện nay...

Đặc biệt, lần đầu tiên diễn ra Liên hoan trình diễn trang phục các dân tộc thiểu số Việt Nam khu vực phía Bắc lần thứ I, năm 2022 diễn ra từ ngày 18 đến 20/11, quy tụ sự tham dự của gần 500 nghệ nhân, diễn viên quần chúng các dân tộc hiện đang sinh sống, học tập và làm việc tại địa bàn các tỉnh phía Bắc.

Tuần Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản văn hóa Việt Nam 2021 được tổ chức tại Làng tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam.

Điểm nhấn là màn trình diễn trang phục dân tộc thiểu số khu vực phía Bắc tại khu vực Sân Lễ hội Làng III. Các đoàn sẽ tham gia trình diễn trang phục ngày thường, lễ hội, lễ cưới… Đi kèm với sự kiện này còn có không gian trưng bày trang phục truyền thống các dân tộc thiểu số với các sản phẩm nghề dệt, trang phục gắn với đời sống sinh hoạt của đồng bào các dân tộc thiểu số Việt Nam khu vực phía Bắc.

Liên hoan là dịp để giới thiệu, quảng bá các giá trị trang phục và văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu số Việt Nam tới bạn bè trong nước và quốc tế, góp phần phát triển du lịch; Khơi dậy khát vọng, niềm tự hào dân tộc, phát huy tính tích cực, ý thức tự lực, tự cường của đồng bào các dân tộc thiểu số.

Tạo điều kiện cho các nghệ nhân, nghệ sĩ, diễn viên quần chúng vùng đồng bào dân tộc thiểu số được giao lưu văn hóa, học tập, trao đổi kinh nghiệm trong công tác bảo tồn, phát huy văn hóa truyền thống các dân tộc nhằm thắt chặt tình đoàn kết, gắn bó giữa các dân tộc, xây dựng và phát triển đời sống văn hóa lành mạnh, tiến bộ.

Liên hoan cũng nhằm mục đích cụ thể hóa các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác bảo tồn, phát huy văn hóa các dân tộc thiểu số. Tôn vinh những giá trị văn hoá truyền thống tốt đẹp của các dân tộc khu vực phía Bắc trong nền văn hoá đa dạng mà thống nhất của cộng đồng 54 dân tộc anh em Việt Nam. 

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
Từ khóa:
user image
user image
User
Ý KIẾN

Ca kịch “Khát vọng Dam Săn” đã được công diễn tại Nhà hát Kịch Hà Nội trong tối 13/4, với nội dung sừ thi hào hùng, hấp dẫn.

Hội diều truyền thống ở làng Bá Dương Nội (huyện Đan Phượng) được tổ chức từ ngày 14 đến 16/3 Âm lịch hàng năm chứa đựng nhiều nét văn hóa đặc sắc của nền văn minh lúa nước.

Huyện Thanh Trì và huyện Thường Tín tổ chức Lễ Kỷ niệm 930 năm Nhị vị Đại Thánh Bồ Tát nhập niết bàn và công bố Quyết định ghi danh Lễ hội truyền thống Tổng Nam Phù vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia năm 2025 vào sáng nay 12/4.

UBND huyện Đan Phượng, TP Hà Nội đã tổ chức Lễ đón nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia và công nhận danh hiệu “Nghề truyền thống Hà Nội” - nghề làm Diều sáo làng Bá Dương Nội.

Việc đẩy mạnh số hóa các di tích lịch sử của Thủ đô không những góp phần lưu trữ những tư liệu, hình ảnh quý mà còn giúp người dân trong và ngoài nước thêm hiểu, thêm yêu văn hóa truyền thống của Việt Nam.

Triển lãm chuyên đề “Áo dài phụ nữ Việt Nam đi qua khói lửa chiến tranh” đã giới thiệu một hành trình ngược dòng lịch sử, tôn vinh hình ảnh áo dài trong thời chiến gian khó.