Gìn giữ ca trù Việt
Đến thôn Lỗ Khê (xã Liên Hà, huyện Đông Anh, Hà Nội) không chỉ được thưởng thức món bánh chưng truyền thống thơm lừng mà còn được nghe những câu ca trù đặc sắc. Được mệnh danh là "nôi của ca trù" nên dù cuộc sống hiện đại tác động mạnh mẽ, tiếng ca ở Lỗ Khê vẫn bảo tồn, phát triển.
Học nghề từ những năm 1990, trải qua 35 năm, nghệ nhân ưu tú Phạm Thị Điền vẫn luôn nặng lòng với nghề. Ca trù vốn kén người nghe. Đa dạng với 36 làn điệu, trong đó có 5 thể cách, các ca nương hát ngoài việc cảm được làn điệu, thể cách còn phải hiểu được nghĩa của chữ Nôm thì mới thấy được sự sâu sắc của bộ môn nghệ thuật này.
Trước năm 1945, thế hệ vàng của ca trù Lỗ Khê nổi danh rất nhiều ca nương như Nguyễn Thị Hào, Nguyễn Thị Thiều, Phạm Thị Mùi,… hoặc là những kép đàn Nguyễn Văn Tuất, Nguyễn Văn Sơn,… Sau đó, do ảnh hưởng của chiến tranh, ca trù bị lắng xuống trong một thời gian tương đối dài. Năm 1995, chính quyền thôn Lỗ Khê, xã Liên Hà đã khôi phục lại ca trù và thành lập CLB ca trù Lỗ Khê.
CLB sinh hoạt một tháng hai lần, để chọn được một nghệ nhân là cả một quá trình đào tạo, rèn luyện rất vất vả. Bộ môn này cực kỳ khó, hát phải luyến láy, tròn vành, rõ chữ. Ngoài ra người hát còn phải gõ phách. Có người hát được thì không gõ phách được, có người gõ được lại hát kém. Để giữ lại “vốn liếng” cho thế hệ sau, CLB Lỗ Khê còn tìm trong các văn bản cũ về nghệ thuật ca trù rồi phiên âm ra tiếng Việt. Các tài liệu được các nghệ nhân biên soạn gồm: Ca trù hát Cửa đình (các bài hát của giáo phường xưa), sưu tầm được 40 thể loại bài hát Cửa đình với nội dung còn nguyên vẹn; đồng thời, ghi chép được 12 bài múa cổ, như: Múa tiên, múa bỏ bộ, múa tứ linh…
Ông Đỗ Mạnh Công - Phó Chủ tịch UBND xã Liên Hà, huyện Đông Anh cho biết: "Để gìn giữ và phát triển bộ môn nghệ thuật ca trù, trong thời gian qua, chính quyền xã ban hành các nghị quyết bảo tồn bộ môn này, thành lập CLB ca trù có 40 thành viên, 4 nghệ nhân ưu tú, một tháng sinh hoạt hai lần để đào tạo các nghệ nhân trẻ".
Hơn 600 năm tồn tại, tiếng ca nơi đây vẫn giữ nét riêng có, tự hào là một trong những trung tâm ca trù của cả nước. Từng câu ca, từng nhịp phách, từng tiếng trống trầu,… người dân nơi đây vẫn giữ trong mình ngọn lửa với nghệ thuật ca trù.


Ca kịch “Khát vọng Dam Săn” đã được công diễn tại Nhà hát Kịch Hà Nội trong tối 13/4, với nội dung sừ thi hào hùng, hấp dẫn.
Hội diều truyền thống ở làng Bá Dương Nội (huyện Đan Phượng) được tổ chức từ ngày 14 đến 16/3 Âm lịch hàng năm chứa đựng nhiều nét văn hóa đặc sắc của nền văn minh lúa nước.
Huyện Thanh Trì và huyện Thường Tín tổ chức Lễ Kỷ niệm 930 năm Nhị vị Đại Thánh Bồ Tát nhập niết bàn và công bố Quyết định ghi danh Lễ hội truyền thống Tổng Nam Phù vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia năm 2025 vào sáng nay 12/4.
UBND huyện Đan Phượng, TP Hà Nội đã tổ chức Lễ đón nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia và công nhận danh hiệu “Nghề truyền thống Hà Nội” - nghề làm Diều sáo làng Bá Dương Nội.
Việc đẩy mạnh số hóa các di tích lịch sử của Thủ đô không những góp phần lưu trữ những tư liệu, hình ảnh quý mà còn giúp người dân trong và ngoài nước thêm hiểu, thêm yêu văn hóa truyền thống của Việt Nam.
Triển lãm chuyên đề “Áo dài phụ nữ Việt Nam đi qua khói lửa chiến tranh” đã giới thiệu một hành trình ngược dòng lịch sử, tôn vinh hình ảnh áo dài trong thời chiến gian khó.
0