Nét đẹp văn hoá đạo hiếu của dân tộc Việt Nam

Lễ tri ân cha mẹ với chủ đề “Bách thiện hiếu vi tiên” vừa được tổ chức tại Hà Nội nhằm tôn vinh đạo hiếu, khơi dậy sự gắn kết trong gia đình.
Video Player is loading.
Current Time 0:00
Duration -:-
Loaded: 0%
Stream Type LIVE
Remaining Time -:-
1x

Đây đã là năm thứ 3 liên tiếp Lễ tri ân cha mẹ “Bách thiện hiếu vi tiên” được tổ chức và lan tỏa. Giáo sư sử học Lê Văn Lan cho rằng, Lễ hội Bách Thiện Hiếu Vi Tiên, đã đưa nội hàm chữ "hiếu" vào nội hàm tín ngưỡng thờ Mẫu tam, tứ phủ của người Việt tạo nên ý nghĩa lớn, nên được nhân rộng.

Trong bối cảnh xã hội hiện nay, nhiều hệ giá trị bị đảo lộn, việc phát huy nêu cao chữ "hiếu" đặc biệt có ý nghĩa. Vì vậy, lễ hội thể hiện một tinh thần đẹp của dân tộc, chạm tới mong muốn nguyện ước của nhiều tầng lớp nhân dân.

Chị Nguyễn Minh Phương (xã Nam Sơn, huyện Sóc Sơn, Hà Nội) chia sẻ: "Buổi lễ tri ân này làm cho em cảm thất rất xúc động. Một buổi lễ rất ý nghĩa để những người con gửi gắm sự hiếu thảo, hiếu thuận đến với cha mẹ đã sinh thành ra mình, nuôi nấng mình khôn lớn như ngày hôm nay".

3 năm qua, chương trình ngày càng thu hút sự tham gia của nhiều người. Thời điềm tổ chức đúng vào dịp Giỗ Tổ Hùng Vương và tháng Tiệc Mẫu khiến buổi lễ càng thêm ý nghĩa, để mỗi người nhớ về cội nguồn và trân trọng những gì mình đang có.

Đồng thầy Huyền Tích - Thủ nhang Đền Cô Bé Ngai Vàng, huyện Sóc Sơn, Hà Nội cho biết: “Trong mọi thời đại chữ hiếu vẫn được giữ gìn, được phát huy. Người cha, người mẹ nào ai cũng muốn con mình thành đạt nhưng thành đạt rồi phải có chữ hiếu. Buổi lễ “Bách thiện hiếu vi tiên” làm cho các thành viên gia đìn thêm gắn kết; trong cuộc sống bận rộn nhiều khi chữ hiếu bị lãng quên, mình ít có thời gian gần gũi chăm sóc cha mẹ, buổi lễ này khơi dậy lòng hiếu đạo của con cái với cha mẹ”.

Lễ tri ân cha mẹ “Bách thiện hiếu vi tiên” cũng lần đầu tổ chức cuộc thi thơ với chủ đề “Chữ hiếu của Người Việt Nam”nhằm tôn vinh những nhân vật hiếu thảo trong lịch sử dân tộc.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
User
Ý KIẾN

0

Triển lãm chuyên đề “Áo dài phụ nữ Việt Nam đi qua khói lửa chiến tranh” đã giới thiệu một hành trình ngược dòng lịch sử, tôn vinh hình ảnh áo dài trong thời chiến gian khó.

Những dấu tích xưa cũ được bảo tồn ở đô thị, không chỉ là một nét đẹp độc đáo của Hà Nội, mà còn thể hiện sự trân trọng đối với giá trị văn hóa của vùng đất nghìn năm văn hiến.

Hội đồng chấp hành UNESCO đã nhất trí ghi danh “Bộ sưu tập của nhạc sĩ Hoàng Vân” của Việt Nam vào danh mục ký ức thế giới vào hồi 23:00 ngày 10/4/2025 tại Paris.

Từ những hình chạm khắc trên các trống đồng Đông Sơn, hình ảnh con thuyền đã gắn liền với đời sống hàng ngày và công cuộc giao thương suốt lịch sử Việt Nam. Ngày nay, một số chiếc thuyền đang được trưng bày tại Bảo tàng Phạm Huy Thông.

Cuốn sách "Kể chuyện Cụm tình báo H.63 anh hùng" tái hiện những chiến công thầm lặng của các chiến sĩ tình báo đã ra mắt tại Trung tâm Khoa học và Văn hoá Nga (Hà Nội) vào tối 10/4.

Khán giả Thủ đô sẽ được hòa mình vào không gian văn hóa, nghệ thuật Tây Nguyên với ca kịch “Khát vọng Dam Săn” và chương trình âm nhạc, nghệ thuật dân gian “Tiếng gọi Cao nguyên”.