Chiếc thuyền độc đáo nhất trong lịch sử khảo cổ
Những phát hiện độc đáo
Theo Tiến sĩ Phạm Văn Triệu - Viện khảo cổ học Việt Nam, việc phát hiện ra hai chiếc thuyền tại Bắc Ninh đã chính là sự độc đáo. Về quy mô, hai chiếc thuyền có kích thước tương đương nhau, chiều dài là 16,2m, chiều rộng là 2,2m. "Mặc dù đã có tư liệu, ghi chép về loại hình thuyền này, nhưng đây là lần đầu tiên khảo cổ học Việt Nam và khảo cổ học thế giới phát hiện được chiếc thuyền còn nguyên vẹn cấu trúc", Tiến sĩ Phạm Văn Triệu nói.
Chiếc thuyền được làm hoàn toàn bằng gỗ. Các vết đinh được dùng phấn để đánh dấu. Ngoài ra, các nhà nghiên cứu về thuyền, lịch sử và văn hoá đều khẳng định việc chế tạo chiếc thuyền này không sử dụng kim loại. Đây chính là điểm các nhà khoa học rất bất ngờ.
"Để tạo được lòng thuyền có đường kính 0,95m, cây gỗ phải có đường kính trên 1m", Tiến sĩ Triệu cho biết thêm. Các nhà nghiên cứu hiện phải sử dụng dây để vẽ lại toàn bộ cấu trúc và kĩ thuật của chiếc thuyền.
Bí ẩn dưới lớp bùn
Một trong những điểm độc đáo trong quá trình khai quật hai chiếc thuyền cổ ở Bắc Ninh đó là các nhà khảo cổ phát hiện ra rất nhiều loại hạt giống.
Tiến sĩ Phạm Văn Triệu cho biết: "Sau khi chúng tôi đã sàng lọc và lấy được các mẫu hạt, chúng tôi sẽ tiến hành phân loại. Có những hạt nhỏ, có những hạt rất to. Số lượng hạt rất đa dạng và có nhiều loại hạt khác nhau. Toàn bộ khối lượng hạt chúng tôi sẽ chuyển về Phòng nghiên cứu môi trường cổ của Viện khảo cổ học Việt Nam để đánh giá các loại hạt này thuộc loại cây gì, thuộc vùng nào... Việc có nhiều loại hạt cho thấy sự đa dạng và thể hiện tính giao thương thời xưa".
Kết quả nghiên cứu sẽ có trong khoảng từ 2-3 tháng, theo Tiến sĩ Triệu, bởi còn phụ thuộc vào các nhà nghiên cứu môi trường cổ.
Thông điệp từ quá khứ
Các nhà sử học khẳng định, vị trí xuất lộ thuyền cổ nằm trên dòng sông Dâu – địa điểm gắn với khu vực giàu di sản của Vùng Luy Lâu xưa. Nơi đây chính là “lỵ sở” của quận Giao Chỉ, cũng là thủ phủ của cả Giao Châu từ năm 111 TCN đến 106 TCN. Thành Luy Lâu, nơi được coi là kinh đô thứ hai của nước ta sau Cổ Loa, là trung tâm văn hóa, giáo dục của đất nước từ thế kỷ thứ II.
Vị trí hai chiếc thuyền được phát hiện chỉ cách thành Luy Lâu khoảng 1 km. Nơi đây cũng từng là một trung tâm đô thị và thương mại quan trọng. Một tuyến đường thủy quan trọng trong lịch sử.
Tiến sĩ Nguyễn Văn Sơn, Chủ tịch Hội Sử học Hà Nội khẳng định: "Nơi đây rõ ràng là một trung tâm Phật giáo có thể nói là sớm nhất Việt Nam. Thứ hai là trung tâm của Thành Luy Lâu, một trong những trụ sở khai sinh của phương Bắc khá lâu. Các công trình Phật giáo thời Lý ở thời này cũng khá nhiều, khá sớm, nên tôi nghĩ đây là vùng văn hoá đậm đặc, kéo dài nhiều thế kỉ, thậm chí là nhiều thiên niên kỉ.
Hiếm có thuyền cổ nào còn nguyên vẹn như vậy, còn giá trị đến đâu phải chờ kết quả xét nghiệm C14 các cấu kiện gỗ và hạt giống. Một cuộc hội thảo hoặc báo cáo khảo cổ sắp tới với quy mô quốc tế cũng sẽ được tổ chức để các chuyên gia liên ngành cùng bàn thảo. Trước hết, các nhà khảo cổ đang tiếp tục khoanh vùng, làm rõ các dữ kiện, đánh giá tổng thể giá trị về niên đại, tính chất, tính liên hệ vùng, khu vực của di tích thuyền cổ".
Giá trị của hai chiếc thuyền
Tính đến hiện tại, hai thuyền cổ với kích thước lớn chưa từng có tại Thuận Thành (Bắc Ninh) là phát hiện khảo cổ độc đáo bậc nhất tại Việt Nam. Phát hiện này cũng như kết quả của quá trình khai quật có thể đem lại nhiều thông tin giá trị về hàng hải, những khái niệm mới và những cấu trúc thuyền trước đây chưa từng có.
PGS.TS Tống Trung Tín, Chủ tịch Hội Khảo cổ học Việt Nam cho biết: "Dù nguồn gốc ở Việt Nam hay nước ngoài, tất cả đều phản ánh rằng hai con thuyền này rất có giá trị. Giá trị sẽ được xác định theo chức năng của con thuyền. Nếu thuyền buôn sẽ phản ánh về thương mai, còn thuyền nhà vua, thuyền chiến,... sẽ phản ánh chức năng xoay quanh câu chuyện như thế".
Sau khi kết thúc hoạt động khai quật khẩn cấp, hai chiếc thuyền vẫn sẽ tiếp tục được nghiên cứu song song bảo tồn. Phát hiện này cũng gợi mở tiềm năng khai thác các vùng lân cận. Phương án mở rộng vùng khai thác cũng đã được đề xuất.
"Đưa lên khỏi lòng đất rồi mang lên khỏi môi trường đắm để trưng bày, bảo tồn tại bảo tàng có điểm yếu là mất môi trường cảnh quan thực. Cảm giác, cảm quan về giá trị có thể bị giảm đi rất nhiều. Đa phần các ý kiến đều hướng tới bảo tồn tại chỗ", Chủ tịch Hội Khảo cổ học Việt Nam nói thêm.
Hàng loạt giải thuyết đã được đặt ra về cấu trúc thuyền, về mục đích sử dụng. Tuy nhiên, để đánh giá chính xác đây là thuyền chiến hay thuyền chở hàng, thuyền buôn, thuyền của quan lại quý tộc thời xưa thì cần có sự phân tích, đánh giá của các cơ quan liên ngành. Kết quả xét nghiệm đồng vị cacbon-14 (C14) sẽ trả lời về niên đại của hai chiếc thuyền, từ đó gợi mở thêm nghiên cứu về giai đoạn lịch sử thời đó.
Mặc dù nhiều bí ẩn vẫn chưa có lời giải đáp, nhưng những kết quả nghiên cứu chi tiết từ di sản khảo cổ này sẽ góp phần làm sáng tỏ những trang sử hàng hải và giao thương quốc tế của Việt Nam. Đồng thời khẳng định giá trị to lớn của di sản này đối với bản sắc lịch sử và văn hóa của dân tộc.


Huyện Phúc Thọ trọng thể tổ chức Lễ dâng hương tượng niệm 1982 năm ngày giỗ Hai Bà Trưng tại Di tích Quốc gia đặc biệt Đền Hát Môn, sáng 3/4 (tức mùng 6/3 âm lịch).
Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch giao tổ chức Triển lãm Mỹ thuật nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày đất nước thống nhất.
Ngày sách và văn hóa đọc Việt Nam lần thứ tư năm 2025 do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức sẽ diễn ra trên toàn quốc từ ngày 15/4 đến ngày 2/5.
Các hoạt động với chủ đề “Sắc màu văn hoá các dân tộc Việt Nam” sẽ diễn ra từ ngày 1/4 - 4/5 tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội).
Tái hiện lại lịch sử qua những câu chuyện và những tác phẩm nghệ thuật đang được nhiều di tích của Hà Nội thực hiện khá thành công, tạo được dấu ấn trong lòng du khách.
Lễ hội chùa Thầy năm 2025 được tổ chức từ ngày 2 đến ngày 4/4 (tức từ mùng 3 đến hết mùng 7/3 âm lịch) với những nghi lễ truyền thống, độc đáo, đặc sắc.
0