Người kể chuyện qua những sắc vải
Từ những mảnh vải vụn tưởng chừng như vô nghĩa, không liên quan gì đến nhau, nhưng với tài năng và sự kiên nhẫn, họa sĩ Trần Thanh Thục đã biến chúng thành những tác phẩm nghệ thuật đầy ấn tượng, khiến giới chuyên môn phải ngưỡng mộ.
GS. Họa sĩ Ngô Xuân Bính chia sẻ: "Đây là một chất liệu rất khó, khó hơn nhiều so với vẽ hoặc sáng tạo những tác phẩm tương tự bằng lụa, thuốc nước, đồ họa".
Họa sĩ Bùi Mai Hiên cho biết: "Sự đề cập của triển lãnh lần này về ánh sáng, bố cục rất bứt phá. Tôi cảm thấy rất nể".
Mỗi bức tranh của họa sĩ Trần Thanh Thục là một hành trình trở về với ký ức sâu lắng, một câu chuyện tự kể về tuổi thơ của chính mình, về những giàn hoa, giếng nước, ngõ xóm quê hương, hay về những chuyến đò ngang chở bao kỷ niệm giữa hai hồi còi báo động. Cũng có những cảm xúc tươi mới từ những chuyến đi, khi được ngắm nhìn vẻ đẹp đất nước.
Chính vì sợ rằng lớp bụi thời gian sẽ làm phai mờ những hoài niệm thiêng liêng ấy, họa sĩ đã không ngừng miệt mài sáng tạo, cắt dán những mảnh vải để tái hiện cảnh sắc quê hương đất nước Việt Nam tươi đẹp trong những bức tranh phong cảnh đầy cảm xúc".
Họa sĩ Trần Thanh Thục cho biết: "Tôi muốn đưa ra một thông điệp với Triển lãm này và cũng muốn mọi người có một góc nhìn đầy đủ nhất trong cả sự nghiệp 45 năm của tôi. Một lần nữa tôi lại muốn ngợi ca tất cả vẻ đẹp trên dải đất chữ S của chúng ta, thông qua một chất liệu tương đối lạ đối với hội họa, đó là chất liệu vải".
Mỗi tác phẩm của họa sĩ Trần Thanh Thục là một tầng lớp cảm xúc, ẩn sâu trong từng sắc màu và hình khối là tình yêu cháy bỏng, niềm khát khao ngợi ca vẻ đẹp quê hương và bày tỏ lòng yêu mến sâu sắc đối với đất mẹ. Và một trong những bức tranh tuyệt vời này đã được họa sĩ trao tặng cho Quỹ học bổng Vừ A Dính - CLB "Vì Hoàng Sa - Trường Sa thân yêu", như một phần đóng góp nhỏ bé cho những tấm lòng yêu nước.


Nghề gia truyền hiện nay vẫn tồn tại và phát triển tại một số gia đình ở khu phố cổ Hà Nội. Họ không chỉ giữ gìn nghề truyền thống của cha ông, mà còn giữ lại nét văn hóa của người Hà Nội.
"Dù đi ngàn dặm xa xôi, ai rồi cũng phải trở về với chính mình. Không có con đường nào đưa đến an lạc ngoài con đường quay về nội tâm" - những lời Đức Phật dạy trong Kinh Pháp Cú như ánh sáng lan tỏa và càng trở nên sâu sắc hơn trong cuốn sách "Đường Về", do thiền sư Ajahn Chah biên soạn qua ngòi bút của dịch giả Thiên Lương.
Các hoạt động giao lưu văn hóa giữa các tỉnh, thành phố thời gian qua thường xuyên được tổ chức, qua đó tôn vinh những giá trị văn hóa tốt đẹp nhất của các dân tộc trên mọi miền Tổ quốc.
UBND tỉnh Lâm Đồng tổ chức Ngày Văn hóa Lâm Đồng tại Hà Nội năm 2025 nhằm giới thiệu, quảng bá hình ảnh văn hóa, con người và tiềm năng phát triển du lịch, kinh tế của tỉnh Lâm Đồng.
Sau thành công của triển lãm đầu tiên "Mơ xuân" năm 2022, nữ nghệ sĩ điêu khắc Lưu Thanh Lan đã tổ chức triển lãm cá nhân lần thứ hai mang tên “Không gian phồn thực”.
Cách trung tâm thành phố Hà Nội khoảng 20km, khu sinh thái Đồi 79 mùa xuân thuộc xã Thanh Lâm, Huyện Mê Linh là một không gian rộng thoáng và tràn ngập màu xanh, khiến ai đến thăm cũng ấn tượng.
0