Rộn ràng lễ hội bơi Đăm
“Làng Đăm có hội bơi thuyền
Có lò đánh vật, có miền trồng hoa”.
Câu ca như lời nhắc nhớ mỗi người con làng Đăm - phường Tây Tựu, quận Bắc Từ Liêm, dù công tác, làm việc hay học tập ở bất kỳ nơi đâu cũng luôn hướng về nguồn cội mỗi dịp tháng Ba.
Sau 7 năm gián đoạn, lễ hội bơi làng Đăm đã chính thức trở lại, mang đến không khí sôi động trên dòng sông truyền thống của phường Tây Tựu, quận Bắc Từ Liêm. Đã 7 năm qua, tiếng trống và cồng khai hội bơi Đăm mới lại vang lên ở làng Tây Tựu. Là một trong những lễ hội có lịch sử lâu đời, lễ hội bơi Đăm tái hiện lại cảnh rèn luyện thuỷ quân của danh tướng Bạch Hạc Tam Giang - Đào Trường. Các đội thuyền dàn trận trên sông, tượng trưng cho tinh thần thượng võ, ý chí kiên cường và sức mạnh đoàn kết của người dân làng Đăm.
Ông Đoàn Mạnh Hùng - Phó Chủ tịch UBND phường Tây Tựu, quận Bắc Từ Liêm - cho hay: “Lễ hội bơi Đăm đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di sản phi vật thể quốc gia năm 2018. Lễ hội bơi Đăm diễn ra trong ba ngày 9/3, 10/3 và 11/3 âm lịch hàng năm. Lễ hội năm nay của chúng tôi là lễ hội tổ chức bơi Đăm theo lối cổ truyền thống".
Khúc sông quê tràn ngập không khí rộn ràng, những mũi thuyền vươn mình, xé nước trong tiếng chiêng trống đổ dồn từng hồi, tiếng hô hào cổ động của người xem. Lễ hội bơi Đăm không chỉ là một hoạt động thể thao mà còn mang giá trị tâm linh sâu sắc. Mỗi màu mang một nét riêng rực rỡ, song vẫn hòa quyện để cùng tạo nên không khí rực rỡ.
Ông Nguyễn Văn Huấn – Đội trưởng Đội trai bơi thôn 2 miền Trung, phường Tây Tựu, quận Bắc Từ Liêm - chia sẻ: “Mỗi một miền có một kỹ năng khác nhau, không miền nào giống miền nào. Từ trước đến giờ, không miền nào trao đổi với miền nào cả, tất cả đều phải giữ bí quyết chứ không ai được bộc lộ cho ai. Đấy là tinh thần của thể thao trên sông".
Suốt chiều dài gần 1 km trên khúc sông Thủy Giang, hay còn gọi là sông Pheo, người dân và khách thập phương đứng không còn một chỗ trống ở hai bên bờ. Qua đó cho thấy, lễ hội bơi Đăm không chỉ là một hoạt động thể thao mà còn mang giá trị tâm linh sâu sắc. Mỗi kỳ lễ hội là một lần người dân làng Đăm sống lại ký ức về truyền thống tốt đẹp, giữ gìn bản sắc văn hóa riêng của quê hương, đóng góp giá trị vào việc phát triển nền công nghiệp văn hóa của Hà Nội.
Không khí lễ hội bơi Đăm luôn ngập tràn sắc màu và âm thanh. Một không gian lễ hội sôi động rất riêng, gần như chỉ có ở làng Đăm. Những bản sắc riêng có như thế, đang từng ngày góp phần gìn giữ, để những di sản văn hóa của Hà Nội được tiếp cận, lan tỏa.


Chương trình nghệ thuật đặc biệt “Quà tháng Năm dâng Người” được tổ chức nhân kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025) sẽ diễn ra vào tối 14/5, tại Nhà hát Lớn Hà Nội.
Nghề gia truyền hiện nay vẫn tồn tại và phát triển tại một số gia đình ở khu phố cổ Hà Nội. Họ không chỉ giữ gìn nghề truyền thống của cha ông, mà còn giữ lại nét văn hóa của người Hà Nội.
"Dù đi ngàn dặm xa xôi, ai rồi cũng phải trở về với chính mình. Không có con đường nào đưa đến an lạc ngoài con đường quay về nội tâm" - những lời Đức Phật dạy trong Kinh Pháp Cú như ánh sáng lan tỏa và càng trở nên sâu sắc hơn trong cuốn sách "Đường Về", do thiền sư Ajahn Chah biên soạn qua ngòi bút của dịch giả Thiên Lương.
Các hoạt động giao lưu văn hóa giữa các tỉnh, thành phố thời gian qua thường xuyên được tổ chức, qua đó tôn vinh những giá trị văn hóa tốt đẹp nhất của các dân tộc trên mọi miền Tổ quốc.
UBND tỉnh Lâm Đồng tổ chức Ngày Văn hóa Lâm Đồng tại Hà Nội năm 2025 nhằm giới thiệu, quảng bá hình ảnh văn hóa, con người và tiềm năng phát triển du lịch, kinh tế của tỉnh Lâm Đồng.
Sau thành công của triển lãm đầu tiên "Mơ xuân" năm 2022, nữ nghệ sĩ điêu khắc Lưu Thanh Lan đã tổ chức triển lãm cá nhân lần thứ hai mang tên “Không gian phồn thực”.
0