Bảo tồn nét đẹp thi đấu cờ người

Cờ người là một trong số những trò chơi dân gian đặc sắc diễn ra trong các dịp lễ hội của Việt Nam, không đơn thuần là bộ môn thể thao giải trí mà còn là môn thể thao trí tuệ mang đậm bản sắc dân tộc.

Trên địa bàn Thủ đô, cùng với Lễ hội chùa Hương kéo dài đến tháng 3 âm lịch, dịp này còn có những lễ hội đậm chất dân gian, vẫn bảo tồn và phát huy được nhiều nét đẹp truyền thống, với những hoạt động văn hóa, thể thao đặc sắc. Một trong số đó là những ván cờ người ở hội làng Chuông, tại xã Phương Trung thuộc huyện ngoại thành Thanh Oai, cách trung tâm Hà Nội khoảng 30km.

Làng Chuông không chỉ nổi tiếng về nghề làm nón truyền thống, mà còn được biết đến với lễ hội quy mô của làng được diễn ra vào ngày 10/3 Âm lịch hằng năm. “Mồng mười đi chợ Chuông chơi. Xem đánh cờ người, xem thổi cơm thi”, câu ca dao xưa đã minh chứng cho truyền thống lâu đời của những hoạt động văn hóa thể thao mỗi dịp hội làng ở đây.

Ông Lê Xuân Trường - Ban tổ chức Lễ hội làng Chuông (Phương Trung, Thanh Oai, Hà Nội) cho biết: "Tất cả đều vì trách nhiệm với làng xã, chúng tôi đã cùng chung tay để tổ chức thành công các lễ hội".

Thủ đô Hà Nội được coi là cái nôi của cờ tướng Việt. Và cờ người là trò chơi dân gian theo luật cờ tướng, mang đậm tính chất trí tuệ. Với 16 “quân cờ” là nam và 16 “quân” còn lại là nữ trên một bàn cờ tướng thường vẽ ở sân đình hoặc không gian sinh hoạt chung. Hai người chơi cờ sẽ đứng trong sân trực tiếp chỉ đạo từng quân cờ di chuyển. Mỗi cuộc thi cờ là một cuộc đấu trí, đấu lực và cả tốc độ.

Trải qua thời gian, cờ người vẫn luôn giữ nét đẹp truyền thống của một trò chơi dân gian trí tuệ, thể hiện tinh thần thượng võ và ý nghĩa truyền thống sâu đậm là lý do khiến trò chơi dân gian này vẫn đang có sức sống lâu bền trong đời sống dân dã.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Những ngày này, hàng triệu trái tim của những người con đất Việt từ mọi miền Tổ quốc đều hướng về đất Tổ, tự hào về nguồn cội con Lạc, cháu Hồng, bồi đắp thêm tình yêu quê hương, đất nước.

UBND phường Hàng Gai và nhân dân phường Hàng Gai, quận Hoàn Kiếm, TP. Hà Nội đã tổ chức lễ dâng hương nhằm tưởng nhớ những công ơn to lớn của Nguyên phi Ỷ Lan.

Được UNESCO đưa vào danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại năm 2012, tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ngày càng có sức lan tỏa, trường tồn cùng sự phát triển của dân tộc.

Lễ hội bơi làng Đăm - di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia đã khai mạc vào chiều 6/4 sau 7 năm vắng bóng, mang không khí sôi động trở lại trên dòng sông Pheo của phường Tây Tựu, quận Bắc Từ Liêm.

Thời đại Hùng Vương là một giai đoạn có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong lịch sử dân tộc, bởi đây là thời đại mở đầu dựng nước, hình thành nên những giá trị văn hóa nền tảng của quốc gia. Nhân ngày Giỗ Tổ Hùng Vương, chúng ta hãy cùng nhìn lại thời kỳ khởi thủy đầy hào hùng này để hiểu hơn và thêm tự hào về truyền thống dựng nước và giữ nước hàng ngàn năm của cộng đồng các dân tộc Việt Nam.

Lễ tri ân cha mẹ với chủ đề “Bách thiện hiếu vi tiên” vừa được tổ chức tại Hà Nội nhằm tôn vinh đạo hiếu, khơi dậy sự gắn kết trong gia đình.