Chùa Tây Phương - kiệt tác nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc

Chùa Tây Phương thuộc xã Thạch Xá, huyện Thạch Thất được mệnh danh là “đệ nhất cổ tự” của Hà Nội, thể hiện rõ nét nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc Việt.

Chùa Tây Phương, hay tên chữ là Sùng Phúc Tự, tọa lạc trên ngọn núi Câu Lậu ở huyện Thạch Thất. Ghé thăm nơi đây, du khách thập phương có thể cảm nhận được nét cổ kính, không gian yên bình, thư thái. Đặc biệt, thời điểm hiện tại đang diễn ra lễ hội chùa Tây Phương, từ ngày 5/3 đến ngày 07/03 Âm lịch.

Đến với chùa Tây Phương dịp đầu tháng 3 Âm lịch, nhiều du khách cảm thấy vô cùng ấn tượng bởi sự cổ kính và không gian yên bình nơi đây.

Chùa Tây Phương được xây dựng khoảng thế kỷ thứ 8 và là chùa cổ thứ hai sau chùa Dâu ở Bắc Ninh. Được xây dựng theo lối kiến trúc kiểu chữ Tam, mái chùa Tây Phương rất đặc biệt có những góc đao cong vút... Nơi đây còn là nơi tập trung những kiệt tác hiếm có của nghệ thuật điêu khắc tôn giáo bao gồm: chạm trổ, phù điêu và tạc tượng.

Chùa Tây Phương còn được ví như bảo tàng tượng Phật của Việt Nam. 62 pho tượng cổ tại đây được công nhận là Bảo vật quốc gia .

Với những giá trị văn hóa độc đáo và tiêu biểu của vùng đất xứ Đoài, năm 2014 chùa Tây Phương được xếp hạng là Di tích quốc gia đặc biệt.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

UBND thị xã Mường Lay, tỉnh Điện Biên đã phối hợp với Tổ chức Kỷ lục Việt Nam tổ chức Lễ công bố kỷ lục: “Thị xã có mật độ nhà sàn truyền thống của dân tộc Thái, ngành Thái trắng nhiều nhất Việt Nam”.

Đại lễ Vesak năm 2025 được đánh giá là nguồn cảm hứng, khơi dậy nguồn năng lượng thiện lành trong mỗi con người, thông qua các hoạt động kết nối tâm linh của tăng ni, Phật tử các quốc gia.

Tạp chí Người Hà Nội trang trọng tổ chức lễ kỷ niệm 40 năm Ngày thành lập và đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhì vào sáng 8/5

Lễ hội Thánh Gióng hay còn gọi là Hội làng Phù Đổng là một trong những lễ hội lớn nhất ở khu vực Đồng bằng Bắc Bộ. Đến nay, lễ hội vẫn giữ được nét văn hóa vốn có, với các nghi thức và vai diễn được truyền từ đời này sang đời khác.

Hà Nội có hàng trăm không gian sáng tạo khác nhau. Thành phố đang khuyến khích các đơn vị tham gia Mạng lưới không gian văn hóa sáng tạo Hà Nội để phát huy hiệu quả những không gian này.

Đại lễ Vesak Liên hợp quốc 2025 đã khai mạc sáng nay 6/5, tại Học viện Phật giáo Việt Nam (huyện Bình Chánh, TPHCM), với chủ đề “Đoàn kết và bao dung vì nhân phẩm con người: Tuệ giác Phật giáo vì hòa bình thế giới và phát triển bền vững”.