Vẻ đẹp hấp dẫn của làng cổ Ước Lễ

Làng Ước Lễ thuộc xã Tân Ước, huyện Thanh Oai cổ kính và trù phú. Dù giàu có, nhưng nhiều công trình cổ, di sản giá trị ở nơi đây vẫn được bảo tồn nguyên vẹn.

Khi nhắc đến cái tên Ước Lễ, chắn chắn nhiều người sẽ nghĩ ngay đến đặc sản giò chả nổi tiếng. Thế nhưng không chỉ có nghề làm giò chả, làng Ước Lễ còn là một làng quê giàu truyền thống văn hóa, lưu giữ những giá trị lịch sử đặc biệt và cả những công trình kiến trúc đã tồn tại hàng trăm năm.

Đến với làng Ước Lễ, du khách sẽ ấn tượng ngay từ vẻ đẹp của cổng làng uy nghiêm cổ kính, công trình kiến trúc hai tầng đặc trưng thời nhà Mạc thế kỷ XVI. Với ba chữ lớn: “Cổng Ước Lễ”, với hàm ý: Người quân tử dù đi bốn bể, học vấn cao rộng vẫn lấy lễ giáo làm trọng...

Cổng làng này thì đã có khoảng 400 năm rồi. 4 chữ trên cùng là “Mỹ tục khả phong”, đây là 4 chữ được vua Tự Đức ban tặng. Lúc bấy giờ thấy làng Ước Lễ có những phong cảnh, phong tục rất đẹp, rất hay nên vua đã ban tặng vào năm 1851. “Thâm nghiêm” có nghĩa là cổng làng rất bề thế, vững chãi.

Phía bên phải của cổng là Đình làng, nơi diễn ra các hoạt động văn hóa lớn, còn phía bên trái là khu chợ cổ, được hình thành từ khi có cổng làng...

Dọc làng Ước Lễ vẫn lưu giữ nhiều giếng nước cổ. Trải qua gần 5 thế kỷ, làng Ước Lễ vẫn bảo tồn được hệ thống di tích dày đặc, gồm đình, chùa, giếng cổ, chợ làng và những nếp nhà cổ. Đến làng Ước Lễ, bạn cũng sẽ được chiêm ngưỡng nét đẹp cổ xưa, bình dị của các công trình nhà cổ có tuổi đời trên dưới 100 năm.

Là một làng nghề truyền thống giàu có, nhưng người dân Ước Lễ vẫn bảo tồn những ngôi nhà cổ như một di sản riêng.

Sự hấp dẫn của làng Ước Lễ với du khách là câu chuyện của làng nghề, là vẻ đẹp đậm bản sắc văn hóa của xứ Đoài. Một chuyến ghé thăm nơi đây sẽ là dịp để tìm hiểu sâu hơn về những giá trị văn hóa lâu đời, để thấy yêu hơn những người đã xây dựng và giữ gìn cho một vùng quê giàu đẹp.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Triển lãm chuyên đề “Áo dài phụ nữ Việt Nam đi qua khói lửa chiến tranh” đã giới thiệu một hành trình ngược dòng lịch sử, tôn vinh hình ảnh áo dài trong thời chiến gian khó.

Những dấu tích xưa cũ được bảo tồn ở đô thị, không chỉ là một nét đẹp độc đáo của Hà Nội, mà còn thể hiện sự trân trọng đối với giá trị văn hóa của vùng đất nghìn năm văn hiến.

Hội đồng chấp hành UNESCO đã nhất trí ghi danh “Bộ sưu tập của nhạc sĩ Hoàng Vân” của Việt Nam vào danh mục ký ức thế giới vào hồi 23:00 ngày 10/4/2025 tại Paris.

Từ những hình chạm khắc trên các trống đồng Đông Sơn, hình ảnh con thuyền đã gắn liền với đời sống hàng ngày và công cuộc giao thương suốt lịch sử Việt Nam. Ngày nay, một số chiếc thuyền đang được trưng bày tại Bảo tàng Phạm Huy Thông.

Cuốn sách "Kể chuyện Cụm tình báo H.63 anh hùng" tái hiện những chiến công thầm lặng của các chiến sĩ tình báo đã ra mắt tại Trung tâm Khoa học và Văn hoá Nga (Hà Nội) vào tối 10/4.

Khán giả Thủ đô sẽ được hòa mình vào không gian văn hóa, nghệ thuật Tây Nguyên với ca kịch “Khát vọng Dam Săn” và chương trình âm nhạc, nghệ thuật dân gian “Tiếng gọi Cao nguyên”.