Làng họa sĩ Cổ Đô
Cổ Đô có thế địa linh sinh kiệt, giao thoa giữa 3 dòng sông, có dãy núi Ba Vì, có đền Hùng,… Đất Cổ Đô có rất nhiều danh nhân và giới chức từ thời phong kiến. Trong làng có nhiều người làm hội họa, nên được mệnh danh là làng họa sĩ. Trong đó, bác Sỹ Tốt là người khởi nguồn hội họa cho quê hương Cổ Đô.
Vùng đất Cổ Đô đã sinh ra những họa sĩ đầy tài năng. Tình yêu nghệ thuật và lòng đam mê ấy sẽ còn được gìn giữ và tiếp nối cho nhiều thế hệ mai sau. Hiện nay, Làng họa sĩ Cổ Đô đang trở thành một địa điểm tham quan yêu thích của nhiều du khách. Điểm độc đáo có một không hai tại Làng họa sĩ Cổ Đô là trong một ngôi làng có tới 2 bảo tàng mỹ thuật, gần 10 phòng tranh khác nhau. Ghé thăm bất cứ phòng tranh nào cũng thấy rõ sự đam mê và tâm huyết của những người họa sĩ.
Bảo tàng Sỹ Tốt và gia đình với diện tích gần 200m2 được xây dựng 2 tầng trong một khuôn viên thơ mộng. Tại đây trưng bày gần 200 tác phẩm hội họa với nhiều chất liệu, chủ đề khác nhau, được nhiều du khách ghé thăm mỗi khi đến với làng họa sĩ Cổ Đô.


Huyện Phúc Thọ trọng thể tổ chức Lễ dâng hương tượng niệm 1982 năm ngày giỗ Hai Bà Trưng tại Di tích Quốc gia đặc biệt Đền Hát Môn, sáng 3/4 (tức mùng 6/3 âm lịch).
Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch giao tổ chức Triển lãm Mỹ thuật nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày đất nước thống nhất.
Ngày sách và văn hóa đọc Việt Nam lần thứ tư năm 2025 do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức sẽ diễn ra trên toàn quốc từ ngày 15/4 đến ngày 2/5.
Các hoạt động với chủ đề “Sắc màu văn hoá các dân tộc Việt Nam” sẽ diễn ra từ ngày 1/4 - 4/5 tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội).
Tái hiện lại lịch sử qua những câu chuyện và những tác phẩm nghệ thuật đang được nhiều di tích của Hà Nội thực hiện khá thành công, tạo được dấu ấn trong lòng du khách.
Lễ hội chùa Thầy năm 2025 được tổ chức từ ngày 2 đến ngày 4/4 (tức từ mùng 3 đến hết mùng 7/3 âm lịch) với những nghi lễ truyền thống, độc đáo, đặc sắc.
0