Cổng làng - dấu tích xưa ở phố thị
Nhắc tới cổng làng là nhắc đến một biểu tượng đầy độc đáo của văn hóa làng quê Việt. Đi dọc phố Thụy Khuê, quận Tây Hồ, cứ vài chục mét lại bắt gặp một cổng làng nhuốm màu thời gian. Điều này tạo nên nét riêng mà không con phố nào khác ở Hà Nội có được, cũng chính bởi vậy mà Thụy Khuê được mệnh danh là “Phố cổng làng” của Hà Nội…
Những nếp cổng làng như Yên Thái, Đông Xã, Hồ Khẩu… là những chứng nhân gắn liền với ký ức của nhiều thế hệ người dân nơi đây. Cổng làng không chỉ thể hiện một không gian riêng, uy nghiêm có quy tắc của mỗi khu dân cư, mà còn cho thấy dấu tích của sự trù phú của người dân trong làng.
Nhiều người cho rằng: ở đâu còn cổng làng, là ở đó còn lưu giữ được phong tục, văn hóa từ xa xưa để lại. Như một bảo tàng lưu giữ những câu chuyện, nét văn hóa xưa của người dân từng khu vực, làm phong phú hơn cho đời sống đô thị.
Theo thống kê, trong nội thành Hà Nội hiện còn lưu giữ được hơn 90 cổng làng. Giữa tốc độ đô thị hóa nhanh như hiện nay, việc gìn giữ bảo tồn được những chiếc cổng làng này là lưu giữ được những dấu xưa, những nét đẹp về văn hóa, lịch sử của Hà Nội.


Triển lãm chuyên đề “Áo dài phụ nữ Việt Nam đi qua khói lửa chiến tranh” đã giới thiệu một hành trình ngược dòng lịch sử, tôn vinh hình ảnh áo dài trong thời chiến gian khó.
Những dấu tích xưa cũ được bảo tồn ở đô thị, không chỉ là một nét đẹp độc đáo của Hà Nội, mà còn thể hiện sự trân trọng đối với giá trị văn hóa của vùng đất nghìn năm văn hiến.
Hội đồng chấp hành UNESCO đã nhất trí ghi danh “Bộ sưu tập của nhạc sĩ Hoàng Vân” của Việt Nam vào danh mục ký ức thế giới vào hồi 23:00 ngày 10/4/2025 tại Paris.
Từ những hình chạm khắc trên các trống đồng Đông Sơn, hình ảnh con thuyền đã gắn liền với đời sống hàng ngày và công cuộc giao thương suốt lịch sử Việt Nam. Ngày nay, một số chiếc thuyền đang được trưng bày tại Bảo tàng Phạm Huy Thông.
Cuốn sách "Kể chuyện Cụm tình báo H.63 anh hùng" tái hiện những chiến công thầm lặng của các chiến sĩ tình báo đã ra mắt tại Trung tâm Khoa học và Văn hoá Nga (Hà Nội) vào tối 10/4.
Khán giả Thủ đô sẽ được hòa mình vào không gian văn hóa, nghệ thuật Tây Nguyên với ca kịch “Khát vọng Dam Săn” và chương trình âm nhạc, nghệ thuật dân gian “Tiếng gọi Cao nguyên”.
0