Giải mã tín ngưỡng dân gian qua mâm cúng đêm giao thừa
Theo quan niệm dân gian, vào thời điểm giao thừa, các vị thần linh từ trên cao sẽ giáng trần để chứng giám những lời cầu nguyện của con người. Người Việt tin rằng đây là thời điểm chuyển giao giữa các năm, cũng là lúc các thần linh đến nhận lễ cúng và ban phước lành cho gia đình trong năm mới. Do đó, việc chuẩn bị mâm cúng đêm giao thừa được thực hiện hết sức tôn nghiêm và chu đáo, thể hiện lòng thành kính và cầu mong cho gia đình một năm an lành, thịnh vượng.
Trong văn hóa Việt Nam, tổ tiên là người tạo dựng nền tảng vững chắc cho gia đình, vì vậy, việc thờ cúng tổ tiên thể hiện lòng biết ơn đối với những người đi trước. Mâm cúng giao thừa là cách để con cháu bày tỏ sự kính trọng đối với tổ tiên, đồng thời mong ước tổ tiên được yên nghỉ và gia đình được phù hộ trong năm mới.
Hãy cùng Đài Hà Nội và TS. Nguyễn Ánh Hồng - Giảng viên cao cấp Học viện Báo chí và Tuyên Truyền chia sẻ về những món lễ vật trong mâm cúng đêm giao thừa và những lưu ý trong nghi lễ đặc biệt này.
Đón nghe podcast "Mâm cúng đêm giao thừa" phát sóng trong Chương trình Thời sự đặc biệt chiều 29 Tết Nguyên đán Ất Tỵ (28/1) trên sóng phát thanh và các nền tảng số của Đài Hà Nội.
Ca kịch “Khát vọng Dam Săn” đã được công diễn tại Nhà hát Kịch Hà Nội trong tối 13/4, với nội dung sừ thi hào hùng, hấp dẫn.
Hội diều truyền thống ở làng Bá Dương Nội (huyện Đan Phượng) được tổ chức từ ngày 14 đến 16/3 Âm lịch hàng năm chứa đựng nhiều nét văn hóa đặc sắc của nền văn minh lúa nước.
Huyện Thanh Trì và huyện Thường Tín tổ chức Lễ Kỷ niệm 930 năm Nhị vị Đại Thánh Bồ Tát nhập niết bàn và công bố Quyết định ghi danh Lễ hội truyền thống Tổng Nam Phù vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia năm 2025 vào sáng nay 12/4.
UBND huyện Đan Phượng, TP Hà Nội đã tổ chức Lễ đón nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia và công nhận danh hiệu “Nghề truyền thống Hà Nội” - nghề làm Diều sáo làng Bá Dương Nội.
Việc đẩy mạnh số hóa các di tích lịch sử của Thủ đô không những góp phần lưu trữ những tư liệu, hình ảnh quý mà còn giúp người dân trong và ngoài nước thêm hiểu, thêm yêu văn hóa truyền thống của Việt Nam.
Triển lãm chuyên đề “Áo dài phụ nữ Việt Nam đi qua khói lửa chiến tranh” đã giới thiệu một hành trình ngược dòng lịch sử, tôn vinh hình ảnh áo dài trong thời chiến gian khó.
0