Ngân vang sắc bùa chúc xuân
Các phường bùa thường tổ chức đi chúc Tết các gia đình trong bản với tiếng chiêng rộng vang, tạo nên không khí ngày xuân tươi vui, rộn ràng.
Theo Phó giáo sư Bùi Huy Vọng, nhà nghiên cứu văn hoá Mường, sắc bùa trong tiếng Mường và trong văn hoá của người Mường là một điều rất đặc trưng. Đây là hình thức biến tấu chiêng Mường thành các giai điệu. Khi đánh riêng lẻ, người Mường gọi là đánh chiêng, tuy nhiên khi có cả dàn chiêng từ 5 đến 7 chiếc, họ gọi là sắc bùa. Người Mường coi chiếc chiêng như một lá bùa để bảo vệ quê hương, xứ sở của mình. Sắc bùa thường có trong dịp đầu năm, đặc biệt trong dịp Tết của người Mường.
Hội Sắc bùa cũng là một trong hai màn trình tấu chiêng cổ còn được lưu lại ở Hà Nội hiện nay. Sau một thời gian dài vắng bóng trong đời sống của người dân, ngày nay, xéc bùa đang dần trở lại. Phường xéc bùa tại xã Vân Hòa, huyện Ba Vì là một trong những xứ Mường lâu đời ở Hà Nội được phục dựng. Phường bùa này có khoảng 20 tay chiêng, do một già làng dẫn dắt, họ đánh chiêng đi quanh Mường. Khi tới chúc Tết một gia đình, phường sẽ đi quanh nhà với ý niệm, tiếng chiêng mang lại may mắn, sung túc quanh năm cho gia chủ.
Bà Bùi Thị Ninh (Vân Hoà, Ba Vì) cho biết: "Thuở xưa ông ngoại tôi là cụ Chánh, ông nội là nhà nho, gia đình giàu có nên Tết hay mời phường bùa về nhà chúc Tết. Phải có tiền mới mời được, vì sau khi chúc Tết giao duyên dưới sân còn mời họ lên nhà ăn trầu, uống rượu và lại hát giao duyên nữa. Người Mường xưa kia quan niệm rằng, mời được phường sắc bùa về trong ngày Tết là cả năm may mắn, có sức khỏe, làm ăn thuận lợi".
Chủ nhà bày rượu cần, có khi cả cỗ để mời phường bùa. Phường bùa đứng xung quanh bình rượu cần hoặc mâm cỗ đánh nhiều bài chiêng, như: chiêng uống rượu, đi đường, đi quanh đường làng, sắc bùa và bông trắng, bông vàng.
Cứ vậy, trong những ngày xuân, phường bùa sẽ lần lượt đến chúc Tết các nhà trong bản, vừa đi vừa đánh các bài chiêng, tạo nên âm sắc rộn vang riêng có của bản Mường. Tiếng chiêng và điệu hát sắc bùa rộn ràng, tươi vui thay cho lời nguyện một năm mới bình an, hạnh phúc.


Huyện Phúc Thọ trọng thể tổ chức Lễ dâng hương tượng niệm 1982 năm ngày giỗ Hai Bà Trưng tại Di tích Quốc gia đặc biệt Đền Hát Môn, sáng 3/4 (tức mùng 6/3 âm lịch).
Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch giao tổ chức Triển lãm Mỹ thuật nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày đất nước thống nhất.
Ngày sách và văn hóa đọc Việt Nam lần thứ tư năm 2025 do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức sẽ diễn ra trên toàn quốc từ ngày 15/4 đến ngày 2/5.
Các hoạt động với chủ đề “Sắc màu văn hoá các dân tộc Việt Nam” sẽ diễn ra từ ngày 1/4 - 4/5 tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội).
Tái hiện lại lịch sử qua những câu chuyện và những tác phẩm nghệ thuật đang được nhiều di tích của Hà Nội thực hiện khá thành công, tạo được dấu ấn trong lòng du khách.
Lễ hội chùa Thầy năm 2025 được tổ chức từ ngày 2 đến ngày 4/4 (tức từ mùng 3 đến hết mùng 7/3 âm lịch) với những nghi lễ truyền thống, độc đáo, đặc sắc.
0