Biệt thự Pháp cổ - nét quyến rũ của Hà Nội

Giữa phố phường Hà Nội náo nhiệt, vẫn có những căn biệt thự cổ mang dáng vẻ trầm mặc, như đứng ngoài vòng xoay của hiện đại. Đó không chỉ là kiến trúc, mà là một phần hồn cốt Hà Nội xưa cần được gìn giữ.

Giữa những khu phố cổ sầm uất, nhiều ngôi nhà trăm tuổi vẫn lặng lẽ đứng đó như một nhân chứng. Những cây cột trụ to nhuốm màu thời gian, cầu thang gỗ, mái hiên, cửa sổ đều mang dấu ấn của Hà Nội xưa - một Hà Nội nền nã và nhiều lớp ký ức.

Bà Lê Thanh Thủy, chủ biệt thự cổ phố Hàng Bè (quận Hoàn Kiếm) cho biết: "Tôi ở 44 Hàng Bè và sinh ra, lớn lên từ ngôi nhà này đã 69 năm. Ngôi nhà này là biệt thự Pháp cổ của gia đình. Ông bà tôi xây dựng từ năm 1926. Tôi là thế hệ thứ tư của gia đình. Kỷ niệm của tôi với căn nhà này là rất nhiều".

Tại căn biệt thự cổ được cải tạo thành quán cà phê ở quận Hai Bà Trưng, một buổi tọa đàm nhỏ được tổ chức - nơi người trẻ Việt Nam cùng trò chuyện với một nhà nghiên cứu người Canada Linda Mazur đã gắn bó với Hà Nội nhiều năm. Tuy đến từ nơi xa, nhưng bà lại tìm thấy một phần tâm hồn mình trong từng mái ngói, khung cửa Hà Nội.

"Lần đầu đến đây, tôi thấy kiến trúc của Hà Nội rất đặc biệt. Trên phố có đền chùa theo phong cách Á Đông, nằm cạnh căn biệt thự kiến trúc kiểu Pháp cổ, cạnh đó lại là một tòa nhà hiện đại và lại bên cạnh một ngôi nhà dạng ống. Đó là một sự pha trộn không theo quy luật nào cả, nhưng thật là thú vị khi thấy chúng lại rất hòa quyện với nhau. Tôi rất thích thú với điều đó. Tôi yêu nhà biệt thự cổ, nhưng với tôi, chính những câu chuyện về các gia đình ở Hà Nội mới làm cho chúng trở nên thực sự thú vị", bà Linda Mazur, nhà nghiên cứu Canada nói.

Từ sự tò mò cũng như tình yêu với các biệt thự cổ ở Hà Nội, có nhiều bạn trẻ tìm đến nhà cổ để chụp ảnh, đọc sách, xem album, hay chỉ đơn giản là lặng ngắm vẻ đẹp của thời gian.

Anh Phạm Xuân Hoàng (Bắc Từ Liêm) cho hay: "Mình rất thích biệt thự Pháp cổ ở Hà Nội, bởi chúng nhuốm màu thời gian. Có những ô cửa xanh rêu, ban công sắt đã gỉ, kiến trúc đến tận bây giờ vẫn mang nét hoài niệm. Mình hay chụp ảnh phim, khi kết hợp với nhà cổ thì mình có thể kể những câu chuyện qua ảnh. Nhà cổ là câu chuyện bất tận".

Thế nhưng, không phải ai cũng chọn gìn giữ những nét đẹp hoài niệm của quá khứ. Có chỗ đã bị đập bỏ, cơi nới; có chỗ bị bỏ hoang cho rêu mọc, lá phủ kín lối vào... Thống kê cho thấy, Hà Nội có hơn 1.200 biệt thự, nhà cổ, nhưng chỉ hơn 300 trong số đó được kiểm kê, phân loại để bảo tồn. Số còn lại - phần nhiều là sở hữu tư nhân - đang rơi vào tình trạng “sống mòn” giữa thành phố hiện đại.

Kiến trúc sư Lý Trực Dũng, Giám đốc Công ty Buffalo Architects cho rằng: "Khi chúng ta coi các công trình thực sự là di sản văn hoá, thì chúng ta sẽ quan niệm và có cách bảo tồn khác. Với tư cách là một kiến trúc sư, tôi thấy tiếc. Có quá nhiều hư hại ở các công trình, mà các công trình này là công trình văn hoá ít nơi nào có được. Nếu chúng ta cải tạo và giữ được các công trình đó thì chúng ta sẽ cảm thấy tự hào và thấy đó cũng là trách nhiệm của mình".

Giữa Hà Nội hiện đại, những ngôi biệt thự cổ vẫn mãi hiện diện ở đó, như những trang sách mở ra ký ức về một thời thanh lịch. Việc gìn giữ chúng không chỉ là trách nhiệm với di sản, mà còn là cách chúng ta đối thoại với chính quá khứ của mình.

Hà Nội đang đứng trước ngã rẽ: phát triển mạnh mẽ hay giữ gìn chiều sâu văn hóa? Câu trả lời nằm ở cách chúng ta đối xử với những ngôi nhà cổ - vừa là di sản, vừa là nhân chứng của ký ức đô thị đang dần nhạt phai.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Tường thuật trực tiếp tình hình giao thông Hà Nội sáng 5/5 với hình ảnh từ các camera giao thông giúp khán - thính giả lựa chọn cung đường tốt nhất. Chương trình được phát sóng trên kênh FM90, các nền tảng số của Đài Hà Nội và ứng dụng công dân Thủ đô số iHanoi.

Nhiều tháng nay, người lao động của Công ty CP Đầu tư và Thương mại Bình Nguyên ở phường Phú Diễn liên tục bị một nhóm người đến gây sự. Những đối tượng này còn tự ý dựng rào sắt, quây tôn chiếm dụng 4,8 ha đất công ty đang quản lý.

Dự án xây dựng hạ tầng khu công viên, vườn hoa, hồ nước phía trước Huyện ủy, HĐND, UBND huyện Gia Lâm (Công viên Gia Lâm) đang được đẩy mạnh triển khai các hạng mục, dự kiến sẽ hoàn thành vào cuối tháng 6 tới.

Thủ đô Hà Nội ước đón khoảng 875.000 lượt khách trong kỳ nghỉ lễ dài 5 ngày vừa qua, tăng 18,64% so với cùng kỳ năm 2024.

Công trường thi công khoan hầm đường sắt tuyến metro số 3 đoạn Nhổn - ga Hà Nội vẫn duy trì nhịp độ làm việc trong dịp lễ và khoan được gần 2km đường hầm, bám sát tiến độ.

Trong 4 tháng đầu năm 2025, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng trên địa bàn Hà Nội ước đạt 303.500 tỷ đồng, tăng 13,4% so với cùng kỳ năm trước, cho thấy sự phục hồi nhẹ của thị trường tiêu dùng.