Làng Từ Vân - nơi thổi hồn vào những lá cờ Tổ quốc
Làng Từ Vân bắt đầu làm cờ từ những ngày đầu cách mạng. Từ đó đến nay, nghề may cờ không ngừng phát triển, trở thành đặc trưng văn hóa của vùng đất này. Để hoàn thành một lá cờ chuẩn, phải qua nhiều công đoạn, từ chọn vải tốt, cắt đúng kích thước, ép sao vàng đều đến may viền chắc chắn. Có những lá cờ lớn dùng để treo ở Trường Sa, Hoàng Sa, người làm phải tính toán cả độ bền dưới nắng gió biển.
Bà Trần Thị Khiếu (làng Từ Vân, xã Lê Lợi, huyện Thường Tín) chia sẻ: "Tôi thêu đến nay đã được 15 năm, nhưng công đoạn khó nhất vẫn là làm sao thêu được ngôi sao phải ở giữa, gồ lên, có ánh sáng để mọi người thấy được ngôi sao nổi trội. Chữ thì phải lấy chân chỉ bằng đẹp, căn hàng phải thẳng".
Trước áp lực của cuộc sống hiện đại, nhiều làng nghề mai một, nhưng Từ Vân vẫn giữ được nhịp nghề ổn định, nhờ tinh thần gìn giữ và truyền nghề từ thế hệ này sang thế hệ khác.
Ngay từ nhỏ, trẻ em trong làng đã được tiếp xúc với nghề, học cách may, thêu, cắt vải. Đây không chỉ là kỹ năng sống, mà còn là một phần di sản văn hóa. "Cháu nhìn bà và mẹ làm thì cháu cũng rất thích nên cháu học theo. Cháu rất yêu lá cờ Tổ quốc của Việt Nam mình ạ", em Nguyễn Thị Thu Ngân chia sẻ.
Để làng nghề có thể phát triển bền vững, chính quyền xã Lê Lợi cũng có nhiều chính sách hỗ trợ người dân bám trụ với nghề. Ông Nguyễn Tấn Phát, Chủ tịch UBND Xã Lê Lợi cho biết: "Xã cũng thường xuyên động viên, sẻ chia khó khăn với các xưởng may cờ và đối với nhân dân. Tuy ngày công không được cao, nhưng nghề truyền thống phải giữ gìn và phát triển".
Từ những nếp nhà nhỏ bé ở làng Từ Vân, hàng triệu lá cờ Tổ quốc đã và đang tung bay trên khắp mọi miền đất nước. Dẫu cuộc sống đổi thay từng ngày, thì ở nơi đây, người dân vẫn âm thầm gìn giữ một nghề truyền thống, một niềm kiêu hãnh dân tộc được dệt nên bằng bàn tay và trái tim yêu nước.


Tranh cổ động không chỉ dừng lại ở chức năng tuyên truyền trực quan mà còn trở thành một thể loại hội họa đặc sắc của nền mỹ thuật cách mạng.
Làng Từ Vân (xã Lê Lợi, huyện Thường Tín, TP. Hà Nội) là nơi sản xuất ra hàng triệu lá cờ Tổ quốc, nơi những người thợ vẫn từng ngày “thổi hồn” vào từng sản phẩm với lòng yêu nghề và niềm tự hào.
Hơn 200 đại biểu từ các đại sứ quán, các tổ chức quốc tế và các bộ, ban, ngành Trung ương và thành phố Hà Nội đã tham dự chương trình Giao lưu hữu nghị chúc mừng Tết cổ truyền vào ngày 26/4.
Sau quá trình xét chọn và bình chọn, danh sách 50 tác phẩm xuất sắc đã được công bố vào sáng 25/4, nhằm tôn vinh những đóng góp tích cực của đội ngũ văn nghệ sĩ cho sự phát triển văn hóa, nghệ thuật thành phố trong thời gian qua.
Tiếng gọi của lịch sử, tiếng vọng của tinh thần dân tộc, khát vọng độc lập, hòa bình và phát triển đã được tái hiện sống động qua triển lãm tranh cổ động của họa sĩ Nguyễn Mạnh Đức.
Triển lãm mỹ thuật “Qua miền thương nhớ” tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam mang đến cho công chúng một không gian nghệ thuật ý nghĩa.
0