Đình trong phố cổ: Lan tỏa tinh hoa nghề truyền thống
Đình Kim Ngân thờ tổ nghề vàng bạc, đình Hà Vĩ thờ tổ nghề sơn, đình Tú Thị thờ tổ nghề thêu… Không chỉ là nơi thờ Thành hoàng làng, thờ nhân thần, phần lớn các ngôi đình ở khu phố cổ Hà Nội được lập nên để thờ tổ nghề của các làng nghề từng lên kinh thành Thăng Long xưa lập nghiệp.
Ông Phạm Tuấn Long, Chủ tịch UBND quận Hoàn Kiếm cho hay: “Việc giải phóng mặt bằng và trùng tu các di tích này đã giúp việc khôi phục lại các không gian tôn giáo tín ngưỡng truyền thống, cũng là để gìn giữ các giá trị di sản".
Ông Vũ Mạnh Hải, Chủ tịch Hội Nghệ nhân, thợ giỏi thành phố Hà Nội chia sẻ: “Thủ đô Hà Nội được mệnh danh là “Thành phố di sản”. Để xây dựng nên những di sản văn hóa đó chính là hoạt động của những làng nghề, phố nghề, nghề thủ công truyền thống. Nhiều làng nghề đã có những sản phẩm du lịch đắt giá để giới thiệu, quảng bá với bạn bè trong nước và quốc tế".
Thời gian qua, nhiều điểm di tích tại phố cổ Hà Nội được tu bổ, tôn tạo đã trở thành nơi sinh hoạt văn hóa, giao lưu nghệ thuật, giới thiệu nghề truyền thống gắn với phố nghề, làng nghề. “Chuyện đình trong phố” là dự án đánh thức các ngôi đình trong khu vực phố cổ Hà Nội bằng những không gian nghệ thuật công cộng mang hơi hướng đương đại, từ đó lan tỏa những câu chuyện văn hóa đầy sống động giữa lòng phố thị. Tại đình Tú Thị, một phần không gian đình trở thành trung tâm giao lưu, gìn giữ và thực hành nghề thêu, vừa để vinh danh tổ nghề, vừa giới thiệu tinh hoa tới thế hệ trẻ và du khách.
Trải qua biến động của lịch sử, 36 phố phường xưa dần trở thành hoài niệm, những khu phố gắn với nghề nghiệp hoặc mặt hàng đặc trưng dần mai một. Nghị quyết 09 của Thành ủy Hà Nội về phát triển công nghiệp văn hóa coi phát triển ngành thủ công mỹ nghệ, làng nghề truyền thống là ngành công nghiệp sáng tạo có vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội.
Việc làm mới di sản kiến trúc nghệ thuật, di sản văn hoá phi vật thể để kết nối quá khứ với hiện tại là hướng đi thiết thực, mang lại hiệu quả tích cực ban đầu, tạo nên sức hút mới cho khu phố cổ Hà Nội, từ đó lan tỏa tinh hoa văn hóa dân tộc đến với công chúng trẻ và bạn bè quốc tế.


Tranh cổ động không chỉ dừng lại ở chức năng tuyên truyền trực quan mà còn trở thành một thể loại hội họa đặc sắc của nền mỹ thuật cách mạng.
Làng Từ Vân (xã Lê Lợi, huyện Thường Tín, TP. Hà Nội) là nơi sản xuất ra hàng triệu lá cờ Tổ quốc, nơi những người thợ vẫn từng ngày “thổi hồn” vào từng sản phẩm với lòng yêu nghề và niềm tự hào.
Hơn 200 đại biểu từ các đại sứ quán, các tổ chức quốc tế và các bộ, ban, ngành Trung ương và thành phố Hà Nội đã tham dự chương trình Giao lưu hữu nghị chúc mừng Tết cổ truyền vào ngày 26/4.
Sau quá trình xét chọn và bình chọn, danh sách 50 tác phẩm xuất sắc đã được công bố vào sáng 25/4, nhằm tôn vinh những đóng góp tích cực của đội ngũ văn nghệ sĩ cho sự phát triển văn hóa, nghệ thuật thành phố trong thời gian qua.
Tiếng gọi của lịch sử, tiếng vọng của tinh thần dân tộc, khát vọng độc lập, hòa bình và phát triển đã được tái hiện sống động qua triển lãm tranh cổ động của họa sĩ Nguyễn Mạnh Đức.
Triển lãm mỹ thuật “Qua miền thương nhớ” tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam mang đến cho công chúng một không gian nghệ thuật ý nghĩa.
0