Khai mạc đại lễ Vesak Liên hợp quốc 2025
Diễn ra từ ngày 6 đến ngày 8/5, đây là sự kiện đối ngoại lớn của Giáo hội Phật giáo Việt Nam với sự tham dự của hơn 2.700 đại biểu, trong đó có 1.250 đại biểu quốc tế đến từ 85 quốc gia và vùng lãnh thổ. Đại lễ là dịp để cộng đồng Phật tử toàn cầu tưởng niệm ngày Đản sinh, thành đạo và nhập Niết bàn của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, đồng thời lan tỏa thông điệp hòa bình, đoàn kết và phát triển bền vững.

Đại lễ Vesak 2025 cũng là dịp để khẳng định hình ảnh một Việt Nam yêu chuộng hòa bình, thân thiện và tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng. Ban tổ chức cho biết đã nhận được 620 tham luận bằng tiếng Anh và 330 tham luận bằng tiếng Việt, tập trung vào chủ đề hòa bình, phát triển bền vững và ứng dụng Phật pháp trong xã hội hiện đại.
Trước đó, sáng 5/5, lễ thượng đại kỳ Phật giáo có kích thước 500m² diễn ra long trọng với sự tham dự của hàng nghìn tăng ni, phật tử và người dân. Cùng ngày, Triển lãm văn hóa Phật giáo với chủ đề "Nơi nghệ thuật và tâm linh hội tụ" cũng được khai mạc.
Trong khuôn khổ Đại lễ, nhiều hoạt động đặc sắc diễn ra như: tôn trí và chiêm bái xá lợi Đức Phật tại chùa Thanh Tâm (Bình Chánh) từ ngày 2-8/5; tôn trí xá lợi trái tim Bồ tát Thích Quảng Đức tại Việt Nam Quốc Tự (Quận 10); đêm hoa đăng cầu quốc thái dân an; lễ tri ân anh hùng liệt sĩ; lễ hội ẩm thực, lễ tắm Phật truyền thống và chương trình nghệ thuật Phật giáo quốc tế tại Nhà hát Sa La (TP. Thủ Đức).
Đây là lần thứ tư Việt Nam đăng cai tổ chức Vesak Liên hợp quốc, nhưng là lần đầu tiên sự kiện được tổ chức tại TPHCM.


87 bảo vật quốc gia liên quan Phật giáo lần đầu tiên được giới thiệu tại triển lãm Vesak 2025, mang đến cơ hội chiêm ngưỡng hiếm có cho đông đảo phật tử.
Giữa phố phường Hà Nội náo nhiệt, vẫn có những căn biệt thự cổ mang dáng vẻ trầm mặc, như đứng ngoài vòng xoay của hiện đại. Đó không chỉ là kiến trúc, mà là một phần hồn cốt Hà Nội xưa cần được gìn giữ.
Được xây dựng song hành với cầu Long Biên, ga Long Biên là một trong những chứng nhân lịch sử của Thủ đô Hà Nội với kiến trúc độc đáo, trở thành địa điểm du lịch được nhiều du khách yêu thích.
Sau khi tham khảo ý kiến các nhà khoa học, chuyên gia, ngành văn hóa, thể thao và du lịch tỉnh Bắc Ninh đã đề xuất bảo tồn tại chỗ hai chiếc thuyền cổ được tìm thấy tại phường Hà Mãn, thị xã Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh.
Sau thời gian tạm hoãn, lễ chiêm bái xá lợi trái tim Bồ tát Thích Quảng Đức sẽ diễn ra từ 14h ngày 6/5 đến ngày 10/5 tại Việt Nam Quốc Tự, số 242-244 đường 3 tháng 2, Phường 12, Quận 10, TP.Hồ Chí Minh.
Không chỉ là biểu tượng của Thủ đô thân yêu, Cột cờ Hà Nội còn là chứng tích cho một thời kháng chiến chống Pháp oanh liệt, dấu ấn kiên cường, bất khuất của các thế hệ người dân Hà Nội.
0