Vui Tết nay, nhớ Tết xưa
Năm nào cũng vậy, gia đình anh Trần Ngọc Việt đều dành thời gian đến Hội chữ Xuân vào những ngày đầu năm để vãn cảnh và xin chữ. Anh Việt tâm niệm xin chữ là để tự soi tâm, rèn luyện bản thân và mong cầu những điều an yên, tốt đẹp. "Trong không khí đón xuân, tôi cùng gia đình đến Hội chữ Xuân để xin nét chữ, cầu mong một năm tràn đầy may mắn để tự mình soi tâm mình", anh Việt nói.
Nhiều nam thanh, nữ tú chọn chiếc áo dài truyền thống để mặc du xuân dịp Tết này. Khoác lên mình tà áo riêng có của Việt Nam trong dịp Tết Nguyên đán khiến ai cũng thấy tự hào và có không khí xuân. Em Nguyễn Quỳnh Hương (Long Biên, Hà Nội) chia sẻ: "Gia đình em xin lộc để mong một năm nhiều may mắn. Hôm nay em mặc áo dài để có những bức ảnh thật đẹp với chiếc áo dài truyền thống".
Tết và những phong tục đón Tết của người Việt là một nét văn hóa rất riêng và đặc sắc mà những người bạn nước ngoài khi được ăn Tết ở Việt Nam đều cảm thấy thú vị. Ông William Badger, người Mỹ, cho biết: "Tôi đã ở Việt Nam 27 năm. Tôi cảm thấy Tết là dịp để những thành viên trong gia đình hiểu nhau hơn, dành thời gian cho nhau nhiều hơn và cầu nguyện, chờ đón những điều tốt đẹp trong năm mới".
Tết nay dù đã khác xưa nhiều, thế nhưng người Việt Nam vẫn gìn giữ những phong tục, nét đẹp ngày Tết đoàn viên. Bởi Tết Việt là kho tàng văn hóa và tín ngưỡng thiêng liêng, khắc sâu trong tâm hồn mỗi người con đất Việt. Mỗi mùa xuân đến, những giá trị ấy lại được lan tỏa, trở thành nhịp cầu nối liền truyền thống với hiện đại, gắn kết bao thế hệ bằng sợi dây văn hóa bền chặt và giàu ý nghĩa.


Huyện Phúc Thọ trọng thể tổ chức Lễ dâng hương tượng niệm 1982 năm ngày giỗ Hai Bà Trưng tại Di tích Quốc gia đặc biệt Đền Hát Môn, sáng 3/4 (tức mùng 6/3 âm lịch).
Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch giao tổ chức Triển lãm Mỹ thuật nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày đất nước thống nhất.
Ngày sách và văn hóa đọc Việt Nam lần thứ tư năm 2025 do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức sẽ diễn ra trên toàn quốc từ ngày 15/4 đến ngày 2/5.
Các hoạt động với chủ đề “Sắc màu văn hoá các dân tộc Việt Nam” sẽ diễn ra từ ngày 1/4 - 4/5 tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội).
Tái hiện lại lịch sử qua những câu chuyện và những tác phẩm nghệ thuật đang được nhiều di tích của Hà Nội thực hiện khá thành công, tạo được dấu ấn trong lòng du khách.
Lễ hội chùa Thầy năm 2025 được tổ chức từ ngày 2 đến ngày 4/4 (tức từ mùng 3 đến hết mùng 7/3 âm lịch) với những nghi lễ truyền thống, độc đáo, đặc sắc.
0