Ngôi làng chuyên may cờ Tổ quốc

Hơn 70 năm qua, người dân làng Từ Vân, xã Lê Lợi, huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội đã luôn giữ vứng nghề truyền thống của quê hương mình, đó là nghề may cờ Tổ quốc. Với lòng yêu nghề và niềm tự hào dân tộc, người dân nơi đây đã “thổi hồn” mình vào từng sản phẩm để mỗi lá cờ tổ quốc luôn đẹp, rực rơ hơn.

Về làng Từ Vân dịp lễ 30/4, nơi đây lại trở nên tất bật, rộn ràng hơn bao giờ hết.

Tại xưởng may cờ Tổ quốc của ông Nguyễn Văn Phục (xã Lê Lợi, huyện Thường Tín) những ngày qua luôn bận rộn bởi những đơn hàng từ khắp các tỉnh, thành trong cả nước. Ông Phục luôn tâm niệm, công việc của mình vốn đầy ắp niềm tự hào, giờ đây lại càng trở nên ý nghĩa, thiêng liêng hơn bao giờ hết. Bởi vậy, ông luôn tỉ mỉ trong từng đường kim mũi chỉ, tâm huyết trong từng bước tạo hình.

Ông Nguyễn Văn Phục cho biết: "Dịp lễ 30/4 - 1/5, chúng tôi đã tăng năng suất, tăng sản lượng để phục vụ nhân dân. Những lá cờ có thể được chuyển đến những nơi linh thiêng như đảo Trường Sa và chúng tôi nỗ lực để những lá cờ treo được bền hơn ở những nơi như vậy".

Các xưởng may trong làng lúc nào cũng nhộn nhịp, tất bật, ngập tràn trong sắc đỏ, máy móc chạy hết công suất làm việc để kịp cung ứng cờ Tổ quốc cho thị trường cả nước. Có nhiều yếu tố để một ngôi làng gắn bó với nghề truyền thống. Với làng Từ Vân, sự gắn kết chắc chắn bắt đầu từ lòng yêu nước truyền tải qua những lá cờ đỏ sao vàng. Mỗi người con làng Từ Vân đặt vào từng lá Quốc kỳ niềm tự hào, vinh dự khi được góp phần tô thắm vẻ rực rỡ của đất nước trong những ngày trọng đại.

Hàng ngày, lá cờ Tổ quốc do người làng Từ Vân may vẫn tung bay trên khắp mọi miền của Tổ quốc, từ biên giới hải đảo xa xôi, từ phố phường đến làng quê. Những lá cờ ấy được làm ra từ bàn tay tài hoa, cần mẫn của người thợ luôn bền bỉ. Đó là niềm tự hào và cũng chính là niềm tin nghề may cờ Tổ quốc của làng Từ Vân tồn tại mãi với thời gian.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Không chỉ là biểu tượng của Thủ đô thân yêu, Cột cờ Hà Nội còn là chứng tích cho một thời kháng chiến chống Pháp oanh liệt, dấu ấn kiên cường, bất khuất của các thế hệ người dân Hà Nội.

Giáo hội Phật giáo Việt Nam phối hợp với các cơ quan chức năng đã cắt băng khánh thành, khai trương Trung tâm Báo chí và tổ chức buổi họp báo thông tin về Đại lễ Vesak Liên hợp quốc 2025 vào chiều ngày 2/5 tại Học viện Phật giáo Việt Nam, Bình Chánh, TP. Hồ Chí Minh.

Bảo tàng Lịch sử Quân sự sẽ miễn thu phí khách tham quan trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5 năm nay, thời gian thực hiện trong 5 ngày, từ ngày 30/4 đến 4/5.

Dịp nghỉ lễ này, tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam, một không gian văn hóa đậm sắc màu các dân tộc vùng Tây Bắc, Đông Bắc với điểm nhấn là phiên chợ vùng cao với chủ đề “Điểm hẹn vùng cao” được tái hiện, là dịp để người dân trải nghiệm những hoạt động của đồng bào dân tộc vùng cao ngay giữa Thủ đô.

Xá lợi Đức Phật Thích Ca Mâu Ni sẽ được rước từ Thủ đô New Delhi trên một chuyên cơ của Chính phủ Ấn Độ để có mặt tại Thành phố Hồ Chí Minh vào sáng 2/5, nhân dịp Đại lễ Phật đản Vesak Liên hợp quốc.

Công viên Thống Nhất được xây dựng từ năm 1958, sau đó hoàn thành vào năm 1960 khi đất nước vẫn đang bị chia cắt. Vì vậy, cái tên “Thống Nhất” nói lên khát vọng hòa bình và thống nhất hai miền Nam - Bắc của dân tộc Việt Nam.