Kết nối, giao lưu văn hóa giữa các tỉnh, thành phố

Các hoạt động giao lưu văn hóa giữa các tỉnh, thành phố thời gian qua thường xuyên được tổ chức, qua đó tôn vinh những giá trị văn hóa tốt đẹp nhất của các dân tộc trên mọi miền Tổ quốc.

Với các tiết mục nghệ thuật, quảng bá văn hóa, du lịch mang dấu ấn riêng của từng vùng miền, mỗi chương trình đã giới thiệu đến khán giả Thủ đô những nét đặc trưng cũng như giá trị văn hóa truyền thống đa dạng và phong phú của những vùng đất khác nhau; góp phần giáo dục lòng yêu nước, khơi dậy sự tự hào về truyền thống văn hoá, tự tôn dân tộc trong các thế hệ người Việt.

Trong tháng 4 vừa qua, nhân dân Thủ đô được trải nghiệm nhiều hoạt động đặc sắc của văn hóa Tây Nguyên ngay tại phố cổ. Đó chính là Chương trình âm nhạc, nghệ thuật dân gian “Tiếng gọi Cao nguyên” và vở ca kịch “Khát vọng Dam Săn”  được biểu diễn tại Rạp Công Nhân. Chuỗi sự kiện là tình cảm, tâm huyết của ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch nói riêng và tỉnh Đắk Lắk nói chung dành cho người dân Thủ đô, du khách trong nước và quốc tế, qua đó lan tỏa văn hóa, nghệ thuật Tây Nguyên, góp phần thu hút du khách đến Đắk Lắk.

Ông Trần Hồng Tiến - Giám đốc Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk cho biết: "Có thể thấy rằng trong thời gian qua, Sở Văn hoá của các tỉnh thành phố đều có chương trình giao lưu, quảng bá về văn hóa - nghệ thuật, chúng tôi hy vọng các chương trình đến được nhiều hơn với thủ đô Hà Nội, sẽ có nhiều chương trình nghệ thuật do các văn nghệ sĩ ở Hà Nội đến được với khán giả Tây Nguyên thông qua các chương trình giao lưu".

Còn tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây), rất nhiều hoạt động trải nghiệm văn hóa các vùng miền thường xuyên được tổ chức như: Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam hay không gian văn hóa chợ vùng cao… Chuỗi hoạt động mang đến cho nhân dân, du khách cơ hội được tìm hiểu, trải nghiệm, thụ hưởng những giá trị văn hóa đặc sắc của 54 dân tộc Việt Nam cũng như các tỉnh, thành phố. Thông qua đó nâng cao nhận thức, lòng tự hào, ý thức trách nhiệm của nhân dân trong việc gìn giữ và phát huy giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Bằng tài năng, lòng nhiệt huyết và sự đầu tư trong mỗi sự kiện, các diễn viên, nghệ nhân, nghệ sỹ không chuyên đã mang đến cho khán giả những cung bậc cảm xúc thú vị thông qua các hoạt động.

Đồng bào các dân tộc, ngành văn hóa, du lịch các tỉnh, thành phố được gặp gỡ giao lưu, học tập, trao đổi kinh nghiệm trong công tác bảo tồn, phát huy giá trị văn hoá truyền thống sẽ góp phần bảo tồn, gìn giữ, tôn vinh và phát huy các giá trị văn hóa đặc sắc. Bên cạnh, các sự kiện cũng góp phần thúc đẩy du lịch, gia tăng các trải nghiệm cho du khách trong và ngoài nước.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Doodle art (nghệ thuật Doodle) đã vươn mình từ những nét “nguệch ngoạc” thành phong cách nghệ thuật độc đáo, được ưa chuộng bởi cả người mới lẫn các họa sĩ chuyên nghiệp.

Tạp chí Người Hà Nội tối 16/6 đã tổ chức Lễ tổng kết, trao giải và công diễn Cuộc vận động sáng tác văn học nghệ thuật với chủ đề “Nghề báo - Người làm báo Thủ đô và cả nước 2025”.

Dự án "Bước chân trở về - Vì một màu xanh Việt Nam" nhằm bảo vệ môi trường thiên nhiên và kết nối những người con xa xứ với quê hương thông qua âm nhạc và các loại hình nghệ thuật.

“Cuộc vận động sáng tác văn học nghệ thuật về Nghề báo – Người làm báo Thủ đô và cả nước 2025” có gần 300 tác phẩm tham gia, góp phần lan tỏa hình tượng người làm báo qua văn học nghệ thuật.

Lễ trao giải cuộc vận động sáng tác văn học nghệ thuật về "Nghề báo – Người làm báo Thủ đô và cả nước 2025" diễn ra vào tối 16/6 tại Hà Nội.

Cuộc vận động sáng tác văn học nghệ thuật với chủ đề “Nghề báo – Người làm báo Thủ đô và cả nước 2025” đã thu hút gần 300 tác phẩm tham dự sau gần một năm phát động.