Du xuân ở làng cổ Đường Lâm
Đến làng cổ Đường Lâm dịp tết Nguyên đán 2025, du khách vô cùng ấn tượng với những dấu ấn xưa cũ còn được lưu giữ lại cho đến ngày nay. Những di tích lịch sử văn hóa độc đáo, nhiều ngôi nhà cổ có tuổi đời hàng trăm năm.
Với không gian cổ kính, nhuốm màu thời gian, làng cổ Đường Lâm từ lâu đã trở thành địa điểm lý tưởng để nhiều người tìm về với giá trị truyền thống. Nhiều du khách nước ngoài khi tới đây đã lựa chọn khoác lên mình trang phục truyền thống của Việt Nam.
Đặc biệt, để chào đón năm mới Ất Tỵ 2025, nghệ nhân Nguyễn Tấn Phát đã cho ra mắt bộ tác phẩm “Thạch ong xà” gồm 45 bức tượng độc bản, được chế tác công phu, tỉ mỉ đến từng chi tiết, mang đậm nét văn hóa truyền thống.
Du Xuân dịp Tết đến Đường Lâm, du khách còn có những trải nghiệm thú vị khi tham gia chương trình “Tết làng Việt” với nhiều hoạt động văn hóa, vui chơi hấp dẫn.
Với những nỗ lực trong việc bảo tồn và phát huy những giá trị truyền thống, làng cổ Đường Lâm được ví như một “bảo tàng sống”, trở thành địa điểm du lịch hấp dẫn, không thể bỏ lỡ đối với người dân và du khách trong dịp Tết Nguyên đán 2025.
Tết là dịp để mọi người được sum vầy trong không khí ấm áp của gia đình. Tết là mọi người được trở về quê hương đầy ký ức và kỷ niệm đẹp, để gặp gỡ và giao lưu với các bạn bè đồng trang lứa. Dịp Tết cũng là để cảm nhận những nét văn hóa đặc sắc của từng vùng quê. Tết còn mang những hương vị, màu sắc đặc trưng đến mỗi nhà mà ai cũng cảm thấy hân hoan phấn khởi. Chính vì những nét văn hóa đặc biệt đó, Tết Việt đang được nhiều du khách tìm đến, tìm hiểu và để tận hưởng không khí Xuân vô cùng thú vị.


HĐND thành phố Hà Nội đã ban hành danh mục các khu vực, di tích, di sản, công trình cần tập trung nguồn lực để bảo vệ, phát huy giá trị văn hóa.
Một Hà Nội hiện lên bình dị mà sâu sắc, sống động mà lặng lẽ, tại triển lãm ảnh “Hà Nội ơi”, được tổ chức nhân dịp ra mắt cuốn sách cùng tên.
Đình Kim Ngân, phố Hàng Bạc đang trở thành không gian nghệ thuật đặc biệt với triển lãm “Lấp lánh phố nghề”, tái hiện vẻ đẹp của nghề kim hoàn truyền thống. Đây là dịp để công chúng khám phá lịch sử hình thành và phát triển của khu phố cổ Hà Nội.
Trong 3 ngày 14-16/5, người dân, phật tử có thể đến chiêm bái xá lợi Đức Phật - quốc bảo Ấn Độ tại chùa Quán Sứ (Hà Nội) trong khung giờ từ 6h đến 23h.
Chương trình nghệ thuật đặc biệt “Quà tháng Năm dâng Người” được tổ chức nhân kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025) sẽ diễn ra vào tối 14/5, tại Nhà hát Lớn Hà Nội.
Nghề gia truyền hiện nay vẫn tồn tại và phát triển tại một số gia đình ở khu phố cổ Hà Nội. Họ không chỉ giữ gìn nghề truyền thống của cha ông, mà còn giữ lại nét văn hóa của người Hà Nội.
0