Hơn 2.700 đại biểu tham dự Vesak 2025

Giáo hội Phật giáo Việt Nam phối hợp với các cơ quan chức năng đã cắt băng khánh thành, khai trương Trung tâm Báo chí và tổ chức buổi họp báo thông tin về Đại lễ Vesak Liên hợp quốc 2025 vào chiều ngày 2/5 tại Học viện Phật giáo Việt Nam, Bình Chánh, TP. Hồ Chí Minh.

Đại lễ Vesak Liên hợp quốc 2025 diễn ra từ ngày 6-8/5/2025, tại Hội trường Học viện Phật giáo Việt Nam. Dự kiến có có khoảng 1.300 đại biểu quốc tế và hơn 1.500 đại biểu trong nước đăng ký tham dự.

Chủ đề chính của Vesak 2025 là: “Đoàn kết và bao dung vì nhân phẩm con người: Tuệ giác Phật giáo vì Hòa bình thế giới và Phát triển bền vững”. Ban tổ chức cho biết, hiện đã nhận được 620 bài tham luận bằng tiếng Anh và 330 bài tham luận bằng tiếng Việt. Các bài tham luận tập trung vào các chủ đề về hòa bình, phát triển bền vững và ứng dụng giáo lý Phật giáo vào trong xã hội hiện đại.

Vesak được tổ chức tại TP.HCM là cơ hội để thành phố giới thiệu với bạn bè quốc tế về nền văn hóa Việt Nam đậm đà bản sắc dân tộc, giàu tính nhân văn, tự do tôn giáo, góp phần lan tỏa các giá trị tốt đẹp của dân tộc Việt Nam đến cộng đồng quốc tế.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Không chỉ là biểu tượng của Thủ đô thân yêu, Cột cờ Hà Nội còn là chứng tích cho một thời kháng chiến chống Pháp oanh liệt, dấu ấn kiên cường, bất khuất của các thế hệ người dân Hà Nội.

Giáo hội Phật giáo Việt Nam phối hợp với các cơ quan chức năng đã cắt băng khánh thành, khai trương Trung tâm Báo chí và tổ chức buổi họp báo thông tin về Đại lễ Vesak Liên hợp quốc 2025 vào chiều ngày 2/5 tại Học viện Phật giáo Việt Nam, Bình Chánh, TP. Hồ Chí Minh.

Bảo tàng Lịch sử Quân sự sẽ miễn thu phí khách tham quan trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5 năm nay, thời gian thực hiện trong 5 ngày, từ ngày 30/4 đến 4/5.

Dịp nghỉ lễ này, tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam, một không gian văn hóa đậm sắc màu các dân tộc vùng Tây Bắc, Đông Bắc với điểm nhấn là phiên chợ vùng cao với chủ đề “Điểm hẹn vùng cao” được tái hiện, là dịp để người dân trải nghiệm những hoạt động của đồng bào dân tộc vùng cao ngay giữa Thủ đô.

Xá lợi Đức Phật Thích Ca Mâu Ni sẽ được rước từ Thủ đô New Delhi trên một chuyên cơ của Chính phủ Ấn Độ để có mặt tại Thành phố Hồ Chí Minh vào sáng 2/5, nhân dịp Đại lễ Phật đản Vesak Liên hợp quốc.

Công viên Thống Nhất được xây dựng từ năm 1958, sau đó hoàn thành vào năm 1960 khi đất nước vẫn đang bị chia cắt. Vì vậy, cái tên “Thống Nhất” nói lên khát vọng hòa bình và thống nhất hai miền Nam - Bắc của dân tộc Việt Nam.