'Đường về' - cuốn sách dẫn lối giữa biến động cuộc đời

"Dù đi ngàn dặm xa xôi, ai rồi cũng phải trở về với chính mình. Không có con đường nào đưa đến an lạc ngoài con đường quay về nội tâm" - những lời Đức Phật dạy trong Kinh Pháp Cú như ánh sáng lan tỏa và càng trở nên sâu sắc hơn trong cuốn sách "Đường Về", do thiền sư Ajahn Chah biên soạn qua ngòi bút của dịch giả Thiên Lương.

 

Đây là bản dịch tiếng Việt của “The Path” do thiền sư Ajahn Chah biên soạn. Cuốn sách không chỉ là tập hợp những bài giảng giản dị mà sâu sắc của một bậc thầy Phật giáo Nguyên thuỷ nổi tiếng, mà còn là món quà tinh thần quý giá đánh thức mỗi người tìm về cội nguồn an lạc trong tâm. 

Trong không khí đại lễ Phật đản Vesak, khi hàng triệu con tim đang hướng về Đức Phật, người đã tìm ra con đường sống tỉnh thức giữa đời thường thì cuốn sách “ Đường Về” mang một ý nghĩa đặc biệt. Có nhiều dịch giả đã dịch cuốn sách này nhưng hiện tại, bản dịch của Thiên Lương là bản dịch duy nhất được Tổ đình Ajahn Chah (Wat Nong Pah Pong của Thái Lan) cho phép xuất bản.

Ajahn Chah là một trong những vị thiền sư nổi tiếng nhất của xứ sở Chùa Vàng - người có ảnh hưởng sâu rộng không chỉ trong nước mà còn trên toàn thế giới, đặc biệt tại phương Tây. Với sự uyên thâm và gần gũi, ông đã dẫn dắt người đọc qua những bài giảng về chánh niệm, buông bỏ và tỉnh thức, giúp họ nhận ra rằng con đường giải thoát không nằm ở đâu xa mà ngay trong từng hơi thở, từng khoảnh khắc của hiện tại. Những lời dạy như “Hãy để mọi thứ trôi qua như mây trên bầu trời” hay “Tâm an, thế giới an” trong cuốn sách vang vọng tinh thần từ bi và trí tuệ của Đức Phật, khơi dậy niềm tin vào khả năng tự chuyển hóa của mỗi người.

Thiền sư Ajahn Chah - một trong những vị thiền sư nổi tiếng nhất của xứ sở Chùa Vàng.

Trong hành trình tu tập, ông khuyến khích người đọc quan sát tâm mình, để có thể  nhận ra những cảm xúc như giận dữ hay sợ hãi. Và chỉ khi ta nhận diện được mỗi khi chúng bắt đầu khởi lên trong lòng, ta mới kiểm soát được và để chúng tự nhiên tan biến mà không bị chúng cuốn đi. Thiền, theo ông là sự tỉnh thức trong mọi hoạt động, từ đi đứng, ăn uống đến đối diện với khó khăn. Những lời dạy này, dù được truyền đạt từ một tu viện trong khu rừng ở Thái Lan nhưng nó thực sự mang tính phổ quát, phù hợp với mọi nền văn hóa và thời đại, đặc biệt là trong bối cảnh khi con người dễ bị cuốn vào vòng xoáy của dục vọng, lo toan và lối sống tiêu thụ.

Với vốn kiến thức sâu rộng và dành nhiều thời gian tìm hiểu về Phật pháp, dịch giả Thiên Lương đã rất tâm huyết vào bản dịch, khiến “Đường Về” trở thành một tác phẩm vừa lãng mạn vừa triết học. Ngôn ngữ của ông thuần Việt, giàu hình ảnh, giúp người đọc cảm nhận như đang lắng nghe trực tiếp lời dạy của bậc thiền sư nổi tiếng thế giới. Khi lòng người mở rộng để tìm đến sự bình an bên trong bản thể sau bao giông bão của cuộc đời, cuốn sách này càng trở nên ý nghĩa, như một nhân duyên, một chiếc cầu nối đưa triết lý Phật giáo đến gần hơn. Đây là một ấn phẩm thực sự hữu ích cho những người muốn học Phật chân chính, từ những người mới bước chân vào đạo đến những hành giả đã dấn thân sâu trên con đường tu tập.

“Đường Về” không chỉ là một cuốn sách, mà là một hành trình của sự chuyển hoá, một lời nhắc nhở rằng mỗi bước chân tỉnh thức đều là sự trở về với chính mình, trở về với “ tính không rỗng lặng” để an nhiên, tự tại, không vướng mắc vào những khổ đau. Cuốn sách này, qua bản dịch của Thiên Lương đã trở thành người bạn đồng hành, giúp mỗi người tìm thấy sự an lạc giữa dòng đời hối hả.

Với tài năng chuyển hoá ngôn ngữ từng được khẳng định qua nhiều bản dịch như "Lolita" hay "Tội ác và Sự trừng phạt", Thiên Lương không chỉ dịch thuật mà còn tái hiện được tinh thần của Ajahn Chah. Những đoạn văn miêu tả cảnh thiền tập trong rừng, tiếng lá xào xạc hay sự tĩnh lặng của tâm hồn, được ông diễn đạt đầy chất thơ, khiến người đọc như hòa mình vào không gian thanh tịnh.

Trong “ Đường về”, bản dịch của Thiên Lương nổi bật ở cách xử lý thuật ngữ Phật giáo. Thay vì dùng từ Hán Việt khó hiểu, ông chọn ngôn ngữ giản dị, tạo cảm giác gần gũi. Điều này giúp “Đường Về” không chỉ là một cuốn sách triết lý mà còn là một người bạn đồng hành, khuyến khích người đọc thực hành thiền trong đời sống hàng ngày.

Trong một thế giới đang thay đổi và biến động từng ngày, hãy tìm cho mình một góc nhỏ đủ lặng yên để bắt đầu giở những trang đầu tiên của “Đường Về”, một cuốn sách soi lối cho hành trình của những ai khao khát bình an giữa dòng đời vội vã.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Cách trung tâm thành phố Hà Nội khoảng 20km, khu sinh thái Đồi 79 mùa xuân thuộc xã Thanh Lâm, Huyện Mê Linh là một không gian rộng thoáng và tràn ngập màu xanh, khiến ai đến thăm cũng ấn tượng.

Giáo hội Phật giáo Việt Nam thành phố Hà Nội sáng 11/5 đã trang trọng tổ chức Đại lễ Phật đản Phật lịch 2569 - Dương lịch 2025.

Tại Việt Nam, ngành hoa cây cảnh ngày càng khẳng định vai trò trong nông nghiệp hiện đại với diện tích trồng khoảng 45.000 ha, giá trị sản xuất trên 45.000 tỷ đồng/năm và kim ngạch xuất khẩu vượt 100 triệu USD.

Nằm trong khuôn khổ của triển lãm “Sắc Lụa”, Workshop “Nhuộm khăn tơ tằm” của họa sĩ Hội Trần đã mang đến một trải nghiệm nghệ thuật độc đáo và đầy thú vị cho những người tham gia.

Triển lãm “Hà Nội ơi” được tổ chức nhân dịp ra mắt cuốn sách ảnh cùng tên. Qua lăng kính của 9 nhiếp ảnh gia, Triển lãm hé lộ những khung cảnh đặc trưng, mang đậm dấu ấn thời gian và văn hóa.

Triển lãm “Hồ Chí Minh trong nghệ thuật tạo hình” sẽ diễn ra từ ngày 16-30/5 tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, nhân kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025).