Vesak 2025 hướng con người đến niềm tin thiện lành
Sáng nay 8/5, tại Học viện Phật giáo Việt Nam TP.HCM, lễ bế mạc Đại lễ Vesak Liên hợp quốc 2025 đã diễn ra trong không khí trang nghiêm và thiêng liêng. Đại lễ với chủ đề "Đoàn kết và bao dung vì nhân phẩm con người: tuệ giác Phật giáo vì hòa bình thế giới và phát triển bền vững" đã thu hút sự tham gia của trên 2.700 đại biểu trong nước và quốc tế.
Tham dự lễ bế mạc có Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình, Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên, Chủ tịch Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thích Thiện Nhơn, Chủ tịch Ủy ban tổ chức quốc tế Đại lễ Phật đản Vesak Liên hợp quốc cùng hơn 3.000 đại biểu.
Phát biểu tại Lễ bế mạc Vesak 2025, đại diện Giáo hội Phật giáo Việt Nam cho biết, Đại lễ đã được tổ chức thành công tốt đẹp trên nhiều phương diện trọng tâm, gồm tâm linh, văn hóa, hội thảo học thuật và cầu nguyện hòa bình. Trong đó hội thảo học thuật được đánh giá là trọng tâm thành công nhất.
Thượng tọa Thích Nhật Từ, Ủy viên Thường trực Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam chia sẻ: “Đây là lần đầu tiên trong 20 lần Vesak, chúng ta thỉnh rước xá lợi Phật từ Ấn Độ. Đây là sự thành công rất lớn. Song song đó, chúng ta còn được chiêm bái xá lợi trái tim Bồ tát Thích Quảng Đức. Về phương diện học thuật, Đại lễ Vesak năm nay đón nhận hơn 1.000 bài tham luận, trong đó có 900 bài chất lượng cao, đúng chủ đề - điều chưa từng có trong các sự kiện Phật giáo quốc tế suốt 100 năm qua”.
Với chủ đề "Đoàn kết và bao dung vì nhân phẩm con người: tuệ giác Phật giáo vì hòa bình thế giới và phát triển bền vững", Đại lễ Vesak năm 2025 được đánh giá là nguồn cảm hứng, khơi dậy nguồn năng lượng thiện lành trong mỗi con người, thông qua các hoạt động kết nối tâm linh của tăng ni, Phật tử các quốc gia. Đặc biệt, Đại lễ diễn ra trong bối cảnh thế giới đã và đang ở trong giai đoạn phát sinh nhiều căng thẳng xung đột, chúng sinh trên toàn cầu đang phải đối mặt với nhiều rủi ro.
Tỳ Kheo Ni Thích Tâm Trí, Hội trưởng Hội Phật tử Việt Nam tại Nhật Bản bày tỏ: “Phật đản Liên hợp quốc lần này muốn gửi đến toàn cầu một thông điệp quan trọng. Phật giáo là tôn trọng bình đẳng, yêu thương và từ bi. Chúng ta ứng dụng từ bi trí tuệ của đạo Phật để cả nhân loại đều được hạnh phúc”.
Phật tử Lưu Thị Thắm (phường Thanh Nhàn, quận Hai Bà Trưng, TP.Hà Nội) chia sẻ: “Lần này là lần thứ tư Việt Nam mình đón Vesak của Liên hợp quốc. Bản thân tôi và Phật tử đều rất hồi hộp, sung sướng. Nhiều quốc gia về với mình thì tôi thấy là đạo Phật làm cho con người ta hiểu thế nào về hạnh nguyện học theo Phật Thích Ca”.
Việc đăng cai và tổ chức thành công Đại lễ Phật đản Vesak Liên hợp quốc 2025 tại TP.HCM là dấu ấn rõ nét, cho thấy vai trò ngày càng được nâng cao của Giáo hội Phật giáo Việt Nam trong cộng đồng Phật giáo quốc tế và trong tăng cường đối thoại các vấn đề toàn cầu, ngăn chặn xung đột, thúc đẩy công bằng xã hội và phát triển bền vững.


Sau thành công của triển lãm đầu tiên "Mơ xuân" năm 2022, nữ nghệ sĩ điêu khắc Lưu Thanh Lan đã tổ chức triển lãm cá nhân lần thứ hai mang tên “Không gian phồn thực”.
Cách trung tâm thành phố Hà Nội khoảng 20km, khu sinh thái Đồi 79 mùa xuân thuộc xã Thanh Lâm, Huyện Mê Linh là một không gian rộng thoáng và tràn ngập màu xanh, khiến ai đến thăm cũng ấn tượng.
Giáo hội Phật giáo Việt Nam thành phố Hà Nội sáng 11/5 đã trang trọng tổ chức Đại lễ Phật đản Phật lịch 2569 - Dương lịch 2025.
Tại Việt Nam, ngành hoa cây cảnh ngày càng khẳng định vai trò trong nông nghiệp hiện đại với diện tích trồng khoảng 45.000 ha, giá trị sản xuất trên 45.000 tỷ đồng/năm và kim ngạch xuất khẩu vượt 100 triệu USD.
Nằm trong khuôn khổ của triển lãm “Sắc Lụa”, Workshop “Nhuộm khăn tơ tằm” của họa sĩ Hội Trần đã mang đến một trải nghiệm nghệ thuật độc đáo và đầy thú vị cho những người tham gia.
Triển lãm “Hà Nội ơi” được tổ chức nhân dịp ra mắt cuốn sách ảnh cùng tên. Qua lăng kính của 9 nhiếp ảnh gia, Triển lãm hé lộ những khung cảnh đặc trưng, mang đậm dấu ấn thời gian và văn hóa.
0