Phóng viên Đài Hà Nội và tình yêu Trường Sa

“Đến với Trường Sa không chỉ bằng tình yêu, mà còn là trách nhiệm lớn của đất liền, của những người làm báo Thủ đô hướng về "cột mốc thép" giữa trùng khơi. Đến với Trường Sa để cảm nhận sức mạnh mạch nguồn của dân tộc, để chiêm ngưỡng và ghi lại vẻ đẹp thiêng liêng vùng cực Đông của Tổ quốc, để thêm yêu đất nước…” - đó là tâm sự của những cán bộ, phóng viên Đài Hà Nội khi vinh dự và may mắn được tác nghiệp tại quần đảo Trường Sa.

 

Đến với quần đảo Trường Sa, cảm nhận đầu tiên của mỗi người đó chính là sự vinh dự, tự hào khi được đặt chân đến phần lãnh thổ thiêng liêng - phần máu thịt không thể tách rời của Tổ quốc. Được tham dự lễ chào cờ trên đảo, lễ tưởng niệm các chiến sĩ đã anh dũng hy sinh, thăm những ngôi chùa, trường học, bệnh xá, nhà giàn, được tận mắt thấy sức sống ở các đảo chìm, đảo nổi, càng hiểu hơn tinh thần, ý chí quyết tâm, đoàn kết, kiên cường và sức sống mãnh liệt ở mảnh đất thiêng liêng đầy gian khó này.

Nhà báo Lê Ánh Mai.

Những ngày tác nghiệp tại Trường Sa.
Vững chắc tay súng bảo vệ biển đảo quê hương. Ảnh: Lâm Phúc.

Lần đầu tiên đến với Trường Sa mang cho tôi rất nhiều cảm xúc. Tôi đã có rất nhiều ảnh đẹp về biển đảo thiêng liêng và hùng vĩ, những người dân vươn khơi bám biển, những người lính đang gìn giữ biển trời của Tổ quốc. Đến với Trường Sa, trong lòng mỗi người dân Việt Nam thấy tự hào hơn, yêu Tổ quốc mình hơn.

Phóng viên Lâm Phúc.

Đảo Sinh Tồn Đông - đảo nhỏ tiền tiêu hiên ngang giữa biển.
Phóng viên quay phim Minh Tú ghi hình bình minh trên quần đảo Trường Sa (2023).

Trường Sa tuyệt đẹp, hơn hẳn những gì tôi đã tưởng tượng trước đó. Đẹp nhất là khi đón bình minh trên biển. Chuyến đi đã cho tôi những hình ảnh vô cùng quý giá về biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc.

Minh Tú - Phóng viên quay phim.

Hành trình cập đảo Đá Tây điểm tựa giữa trùng khơi. Ảnh Xuân Chính.
Bên chiến sĩ trên đảo Song Tử Tây.
Nhóm phóng viên Thái Thủy, Quý Dương, Thiệu Hòa tác nghiệp tại Trường Sa (2019).
Nhóm phóng viên Đỗ Hưng, Minh Thắng, Tiến Dũng trên đảo Sinh Tồn (2022).

Đến với Trường Sa là một hành trình trải nghiệm vô cùng ấn tượng, rất nhiều cung bậc cảm xúc, rất nhiều kỷ niệm về biển đảo quê hương, về những cán bộ, chiến sĩ đang ngày đêm canh giữ biển trời Tổ quốc. Chắc chắn đó là những ký ức chúng tôi không bao giờ quên…

Phóng viên Đỗ Hưng.

Giây phút xúc động chia tay các chiến sĩ đảo Len Đao.
Phóng viên Mỹ Hạnh thay mặt Tuổi trẻ Đài Hà Nội tặng quà cho các chiến sĩ đảo Trường Sa Lớn (2013).
Lưu luyến tạm biệt nhà giàn DK1, hẹn ngày trở lại.

Chia tay Trường Sa, nhưng nỗi nhớ luôn đong đầy với mỗi phóng viên: nhớ những người lính da sạm đen vì sóng gió, nhớ tiếng hô “xin thề” tại Lễ chào cờ trên đảo, nhớ những nhà giàn hiên ngang giữa biển khơi, nhớ nụ cười của những người dân huyện đảo và nhớ những giọt nước mắt lúc chia xa...

“Không xa đâu Trường Sa ơi”, đó không chỉ là câu hát mà còn là hành trình luôn được tiếp nối bởi các thế hệ phóng viên Đài Hà Nội.

 

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Nhiều người Hà Nội chọn ăn sáng bún riêu cua đồng như một thói quen hàng ngày bởi yêu thích hương vị chua thanh dịu nhẹ, dễ ăn.

Để nâng cao đời sống bà con ngoại thành, không thể thiếu vai trò của những người thợ sửa chữa, lắp đặt điện nước. Họ góp phần xây dựng cuộc sống tiện nghi hơn.

Những chiếc xe bán hàng ăn lưu động hàng đêm đều có mặt trên nhiều góc phố, con đường, đem theo những món ăn nóng hổi phục vụ mọi người, góp phần vào nhịp sống đêm vừa quen, vừa lạ của Hà Nội.

Nhiều người đã tìm về thôn Đoan Nữ, xã An Mỹ, huyện Mỹ Đức, Hà Nội để hoà mình trong không gian làng quê thanh bình, với cánh đồng lúa xanh nổi bật và hàng hoa gạo bắt đầu bung nở.

Con phố sách cũ trên đường Láng (Hà Nội) là chốn thân quen của nhiều người, nơi chứa đựng những câu chuyện riêng, khiến cho tâm hồn của họ luôn được rộng mở.

Bên cạnh di sản kiến trúc, lịch sử, Hoàn Kiếm còn là cái nôi của một di sản đặc biệt - di sản ẩm thực, hội tụ của sự tinh tế.