Đúc đồng Ngũ Xã

Trên con phố Ngũ Xã, đâu đó vẫn vang lên tiếng đục, tiếng mài, tiếng giũa của những người thợ đúc, gợi nhớ về một làng nghề đúc đồng nổi danh ngày nào trên đất Thăng Long xưa.

Hơn 7 giờ sáng, anh Đinh Công Sáng đã có mặt tại xưởng đúc đồng quen thuộc. Trong khu xưởng rộng chừng vài trăm m², có khoảng gần 20 người thợ làm việc từ sáng cho đến chiều tối. Họ hầu hết là những người thợ đã có kinh nghiệm nhiều năm trong nghề đúc đồng.

Anh Đinh Công Sáng chia sẻ: "Nghề nào cũng có vất vả riêng, quan trọng mình phải yêu nghề thì mới giữ được nghề. Mình vừa học, vừa làm thì thấy rất thích công việc này. Thấy rất vui, rất tự hào vì các cụ xưa đã để lại một nghề truyền thống như vây. Mình là thế hệ sau, mình sẽ cố gắng để làm tốt hơn nữa".

Trong xưởng đúc không chỉ có những người đàn ông làm việc, mà có cả những phụ nữ cũng tham gia vào các công đoạn chạm trổ. Sự ồn ào, náo nhiệt ngoài kia dường như không ảnh hưởng nhiều đến những người thợ ở đây. Mỗi người một việc. Họ tập trung mãi giũa, tỉ mỉ từng chi tiết của sản phẩm một cách kiên trì, nhẫn nại.

Trên con phố Trấn Vũ ven hồ Trúc Bạch thơ mộng, có gian trưng bày các sản phẩm làng nghề đúc đồng của gia đình nghệ nhân Nguyễn Văn Ứng.

Người nghệ nhân già giờ không còn trực tiếp đúc đồng nữa, nhưng ông vẫn hàng ngày chăm sóc, chỉ dạy cho các thế hệ con cháu của mình những phương thức để giữ gìn nghề truyền thống của cha ông.

Nghệ nhân đúc đồng Nguyễn Văn Ứng tâm sự: "Gia đình tôi theo nghề từ thời ông nội, đến nay đã là bốn thế hệ. Hiện nay, tôi đã đào tạo được con và cháu tôi cũng đang hành nghề. Bản thân tôi bây giờ đã có tuổi và cũng vừa trải qua cơn bạo bệnh, tay chân đã cứng lại nên không làm nghề nữa".

Những thế hệ nghệ nhân cao tuổi như ông Ứng tuy không còn sức lực để làm việc nhưng kế tục ông vẫn có những thế hệ nghệ nhân trẻ, thợ đúc đồng của làng nghề Ngũ Xã vẫn đang kiên trì bám trụ với công việc mỗi ngày.

Đây vừa là nghề để có thu nhập cho gia đình, vừa là cách để nghệ nhân gìn giữ những bí kíp của nghề đúc đồng Ngũ Xã - được cha ông truyền lại qua hàng trăm năm nay.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Giữa nhịp sống nhộn nhịp của thành phố, vẫn có giờ phút quý giá để những người trẻ dành sự quan tâm của mình cho những điều ý nghĩa, thông qua suất cơm chỉ 5.000 đồng.

Nhiều người Hà Nội chọn ăn sáng bún riêu cua đồng như một thói quen hàng ngày bởi yêu thích hương vị chua thanh dịu nhẹ, dễ ăn.

Để nâng cao đời sống bà con ngoại thành, không thể thiếu vai trò của những người thợ sửa chữa, lắp đặt điện nước. Họ góp phần xây dựng cuộc sống tiện nghi hơn.

Những chiếc xe bán hàng ăn lưu động hàng đêm đều có mặt trên nhiều góc phố, con đường, đem theo những món ăn nóng hổi phục vụ mọi người, góp phần vào nhịp sống đêm vừa quen, vừa lạ của Hà Nội.

Nhiều người đã tìm về thôn Đoan Nữ, xã An Mỹ, huyện Mỹ Đức, Hà Nội để hoà mình trong không gian làng quê thanh bình, với cánh đồng lúa xanh nổi bật và hàng hoa gạo bắt đầu bung nở.

Con phố sách cũ trên đường Láng (Hà Nội) là chốn thân quen của nhiều người, nơi chứa đựng những câu chuyện riêng, khiến cho tâm hồn của họ luôn được rộng mở.