Trà chiều - thú vui tao nhã
Hà Nội chiều xuống mang theo một nhịp sống chậm rãi, bình lặng hơn giữa nhịp quay hối hả của thành phố. Và khi ánh nắng dần dịu lại cũng là thời điểm nhiều người Hà Nội tìm đến với những thú vui, những nếp sinh hoạt đã gắn bó với họ trong suốt nhiều năm qua.
Quán trà trong một khu tập thể cũ từ lâu đã trở thành góc nhỏ quen thuộc của anh Kiều Phúc Quý (phường Thượng Đình, quận Thanh Xuân) và những người yêu thích uống trà. Không ồn ào, không cần biết nhau từ trước, chỉ cần chung một niềm yêu thích với trà, họ đã trở thành tri kỷ qua từng tách trà chiều.
Anh Kiều Phúc Quý chia sẻ: "Ngày xưa, trong tiềm thức của tôi chỉ biết đến trà xanh. Trà xanh của Thái Nguyên khá là đắng chát, gây mất ngủ với lối pha trà truyền thống của các cụ ngày xưa là ngâm và ủ rất lâu. Về sau khi biết đến với những loại trà khác như hồng trà, bạch trà, những dòng trà ô long, tôi bắt đầu tìm hiểu và sử dụng. Hiện tại, tôi đa phần dùng trà lên men bởi nó có thể dùng uống được trong cả ngày".
"Vô Tứ Trà" là tên phòng trà anh Nguyễn Văn Truyền (phường Kim Mã, quận Ba Đình) mở ra không vì lợi nhuận mà chỉ đơn thuần là nơi chia sẻ niềm đam mê với trà. Trong căn phòng vỏn vẹn vài mét vuông, vào mỗi buổi chiều, câu chuyện về trà và những trải nghiệm xoay quanh nó khiến không gian của căn hộ tập thể cũ dường như rộng lớn hơn.
Anh Nguyễn Văn Truyền cho biết: "Gần đây lượng người uống trà, nhất là trà Việt tăng lên khá nhiều. Với mỗi một bạn đến đây có thể uống trung bình ba loại trà và tôi sẽ giúp các bạn hiểu hơn về trà Việt, giá trị và ích lợi của trà. Trà với tôi như một người bạn, giúp đỡ tôi rất nhiều trong đời sống".
Trà chiều không chỉ là sở thích, mà còn là thói quen mỗi lần dạo phố của nhiều người sống ở Hà Nội. Chọn một quán trà trên con phố quen, gọi những chén trà ưa thích, vừa thưởng thức vừa tận hưởng khoảnh khắc thư thái giữa lòng Hà Nội - một thú vui tao nhã mà chỉ những người yêu trà mới hiểu hết được.
Chị Nguyễn Ngọc Báu (phường Trần Hưng Đạo, Quận Hoàn Kiếm) chia sẻ: "Các bác trung trung tuổi đến uống trà như một thói quen để được gặp bạn tâm giao trò chuyện. Còn đối với những bạn trẻ đang đi làm, các bạn ấy rủ nhau uống một chén trà vừa để bàn công việc, vừa là để có thời gian xả stress. Đa số họ sẽ gọi những dòng trà lên men như hồng trà hoặc là trà phổ nhĩ để tránh mất ngủ".
Với những người trẻ, trà chiều còn có một không gian khác - những góc ban công trên các tòa nhà cao tầng. Một ấm trà, vài người bạn cùng nhâm nhi và phóng tầm mắt xuống những con phố lung linh ánh đèn… đó cũng là một cách để tìm kiếm sự an yên sau một ngày làm việc.
Và dù ở trong không gian nào, trà chiều đã trở thành một phần nhịp sống của Hà Nội - giản dị mà đầy thi vị.


Con phố sách cũ trên đường Láng (Hà Nội) là chốn thân quen của nhiều người, nơi chứa đựng những câu chuyện riêng, khiến cho tâm hồn của họ luôn được rộng mở.
Bên cạnh di sản kiến trúc, lịch sử, Hoàn Kiếm còn là cái nôi của một di sản đặc biệt - di sản ẩm thực, hội tụ của sự tinh tế.
Rau muống xào tỏi của Việt Nam vinh dự xếp hạng thứ 24 trong danh sách 100 món rau ngon nhất thế giới của chuyên trang ẩm thực nổi tiếng Taste Atlas, với số điểm 4,3/5 sao.
Những ngày khô lạnh ít ỏi của đợt rét tháng Ba rất nhanh sẽ đi qua, để sớm mai, một mùa hè rực rỡ bừng tỉnh.
Với khát khao gìn giữ "hơi thở" của the lụa từng vang danh, nghệ nhân Lê Đăng Toản (Hà Đông) đã miệt mài canh cửi trong suốt gần 20 năm, dù hành trình không ít gian nan.
Hơi thở của cuộc sống hiện đại trong âm nhạc đường phố nhiều năm nay đã mang đến cho không gian hồ Gươm một góc nhìn vô cùng mới mẻ, lôi cuốn và hấp dẫn mọi du khách mỗi dịp cuối tuần.
0