Sốt xuất huyết vẫn là gánh nặng bệnh tật tại Việt Nam

Việt Nam là một trong những quốc gia có gánh nặng sốt xuất huyết thuộc vào tốp cao nhất của thế giới, trung bình mỗi năm ghi nhận khoảng hơn 200 nghìn người mắc và 40 người tử vong vì căn bệnh này.
Video Player is loading.
Current Time 0:00
Duration -:-
Loaded: 0%
Stream Type LIVE
Remaining Time -:-
1x

Việc tiến tới dự phòng và hạn chế số người mắc biến chứng nặng do sốt xuất huyết đang được ngành y tế hướng tới. Đây là một trong những thông tin được tập trung bàn thảo tại tọa đàm “Phòng tránh sốt xuất huyết - Những giải pháp nào hiệu quả” do Cổng thông tin điện tử Chính phủ tổ chức chiều 3/12.

Cục Y tế dự phòng Bộ Y tế cho biết, tại Việt Nam sốt xuất huyết phổ biến ở hầu hết các tỉnh thành và gặp ở tất cả các độ tuổi. Bệnh đang phát triển và trở nên khó lường, nguy hiểm hơn khi không còn diễn biến theo chu kỳ và mở rộng các vùng lưu hành bệnh.

Theo ngành y tế, số ca mắc sốt xuất huyết hiện nay đang có xu hướng gia tăng với tỷ lệ người bệnh có biến chứng nặng vẫn được ghi nhận nhiều. Vì vậy đây vẫn là một gánh nặng bệnh tật cần phải được chú trọng

Các chuyên gia nhấn mạnh sốt xuất huyết hiện nay đang lưu hành với bốn chủng, trong đó nguy cơ diễn biến nặng của người bệnh vẫn được ghi nhận khi trung bình mỗi năm vẫn có khoảng 40 trường hợp tử vong do sốt xuất huyết. Điều đáng nói, bệnh chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, nên phần lớn là điều trị triệu chứng. Mặc dù đã có vắc xin sốt xuất huyết nhưng hiện nay việc tiêm phòng vẫn còn hạn chế, chưa được phổ biến rộng.

Các chuyên gia cho biết việc nghiên cứu thành công vắc xin sốt xuất huyết là một thành công lớn của nhân loại trong việc tiến tới dự phòng và thanh toán căn bệnh này. Tại Việt Nam, để có thể kiểm soát dịch bệnh này trong thời gian tới, rất cần những chính sách hỗ trợ, để vắc xin sốt xuất huyết có thể được đưa vào chương trình tiêm chủng mở rộng cho người dân.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
User
Ý KIẾN

0

Các bác sĩ khoa khoa Phẫu thuật Thần kinh 2, Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức, đã lần đầu tiên phẫu thuật thành công cho một bệnh nhân có khối u tuyến yên đường kính 5x6 cm, xâm lấn sâu vào các vùng quan trọng của não.

Thành phố Hà Nội đã đẩy mạnh công tác quản lý thai, cũng như sàng lọc trước sinh, nhằm nâng cao chất lượng dân số, bảo đảm nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế - xã hội.

Nhờ những giọt máu tình nguyện được sẻ chia từ cộng đồng, nhiều người bệnh đã vượt qua ranh giới giữa sự sống và cái chết, từng bước hồi phục và trở lại với cuộc sống bình thường.

Không chỉ khám bệnh, cấp phát thuốc miễn phí và tặng quà người dân Lào, chuyến công tác tại tỉnh Hủa-phăn những ngày đầu tháng 4 này của Bệnh viện An Việt còn có nhiều hoạt động nghĩa tình, góp phần vun đắp hơn nữa mối quan hệ hữu nghị vĩ đại, tình đoàn kết đặc biệt, sự hợp tác toàn diện của hai nước Việt Nam - Lào.

Bệnh dịch sởi đang có dấu hiệu gia tăng nhanh chóng tại các cơ sở y tế. Vì vậy, công tác thu dung, điều trị bệnh nhân đã được nhiều bệnh viện kích hoạt, đặc biệt là việc kiểm soát lây nhiễm chéo để tránh "bệnh chồng bệnh".

Bộ Y tế đã tích cực triển khai đồng bộ các giải pháp để đẩy nhanh tiến độ chiến dịch tiêm chủng vaccine phòng, chống bệnh sởi, nhằm thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công điện số 23.