Hồi sinh bệnh nhân ngừng tuần hoàn bằng kỹ thuật ECMO

Một cụ ông đã vượt cửa tử kịp thời nhờ can thiệp ECMO (kỹ thuật tim phổi nhân tạo), sau khi bị tổn thương phổi cấp, suy hô hấp nặng dẫn tới ngừng tuần hoàn.

Cách đây hai tuần, cụ ông L.V.L (71 tuổi, ở Hà Nội) được đưa tới khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Hữu nghị trong tình trạng hôn mê sâu, suy hô hấp nặng, phải thở máy qua ống nội khí quản, suy tuần hoàn nặng, phải sự dụng thuốc trợ tim và vận mạch liều cao, tình trạng suy đa phủ tạng, nguy cơ tử vong rất cao.

Ngay khi tiếp nhận, các bác sĩ đã nhanh chóng tiến hành cấp cứu cho người bệnh, thực hiện các kỹ thuật siêu âm tim mạch, X – quang ngực tại giường và các xét nghiệm cần thiết.

Áp dụng kỹ thuật ECMO cứu sống người bệnh. Ảnh: TTXVN.

Sau khi tiến hành hội chẩn toàn viện để đánh giá và đưa ra phương án điều trị; các bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân bị suy hô hấp do tổn thương phổi cấp, biến chứng ngừng tuần hoàn, suy đa phủ tạng. Các bác sĩ đã đưa ra phác đồ điều trị tích cực nhất cho người bệnh tại khoa Hồi sức, triển khai kỹ thuật ECMO, lọc máu liên tục, thở máy chế độ chuyên biệt, cũng như đảm bảo các công tác hồi sức toàn diện cho bệnh nhân.

Ngay lập tức, bệnh nhân đã được nhanh chóng triển khai kỹ thuật ECMO, cũng như các kĩ thuật hồi sức chuyên sâu khác. Quá trình theo dõi bệnh nhân những ngày sau đó rất tỉ mỉ, sát sao từng dấu hiệu sống của bệnh nhân. Chỉ sau một tuần điều trị tích cực, bệnh nhân đã có những dấu hiệu cải thiện tốt về hô hấp và tuần hoàn. Sau đó, bệnh nhân đã được ngừng kỹ thuật ECMO, cai thở máy, tiếp tục điều trị hỗ trợ phục hồi chức năng hô hấp. Tình trạng lâm sàng của bệnh nhân tiến triển tốt, đủ điều kiện ra viện.

Bệnh nhân đã hồi phục sức khỏe. Ảnh: TTXVN

BS. Tô Hoàng Dương, Phó Trưởng khoa Hồi sức tích cực và chống độc, Bệnh viện Hữu Nghị, cho biết đây là một ca bệnh rất nặng; tuy nhiên, bệnh nhân đã hồi phục rất kì diệu nhờ kỹ thuật hồi sức ECMO. Hiện tại, sức khoẻ bệnh nhân đã ổn định, tỉnh táo, tình trạng hô hấp và huyết động ổn định; bệnh nhân có thể tự ăn uống và đi lại được.

Theo BS. Tô Hoàng Dương, hiện kỹ thuật ECMO đã được triển khai thường quy tại khoa Hồi sức tích cực của bệnh viện. Đây là kỹ thuật có thể áp dụng trong các trường hợp như: Bệnh nhân suy hô hấp cấp tiến triển (ARDS) mức độ nặng, nguy kịch; các trường hợp suy tuần hoàn cấp do nhồi máu cơ tim cấp hoặc viêm cơ tim, sốc phản vệ. . . Nhờ áp dụng hiệu quả kỹ thuật hiện đại này, rất nhiều bệnh nhân hiểm nghèo đã được cứu sống.

Theo TTXVN

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Hà Nội ghi nhận gần 200 trường hợp mắc sởi trong tuần qua, nâng tổng số ca sởi của thành phố từ đầu năm 2025 đến nay là 1.250 ca.

Trung tâm Thông tin - Truyền thông thuộc Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương đã tổ chức Chương trình Giao lưu điển hình tiên tiến với chủ đề “Vinh quang đảng viên khoác áo blouse trắng”.

Hà Nội đã hoàn thành tiêm phòng sởi cho trẻ từ 1 đến 5 tuổi và tiêm phòng bổ sung sởi cho trẻ từ 6 đến dưới 9 tháng tuổi đạt 98%, vượt kế hoạch đề ra.

Hà Nội đang đối mặt với diễn biến phức tạp của nhiều dịch bệnh truyền nhiễm, đặc biệt là sởi và tay chân miệng.

Nhiều bệnh viện trên địa bàn Hà Nội đã tiếp nhận các bệnh nhân mắc sởi là người lớn, trong đó nhiều người biến chứng nặng.

Người cao tuổi sau tai nạn trong sinh hoạt hoặc tai nạn giao thông làm vỡ khớp háng và khớp gối. Nếu không điều trị sẽ khiến cho người bệnh bị tàn phế suốt đời.