Biến chứng viêm phổi do virus hợp bào hô hấp ở trẻ

Virus hợp bào hô hấp thường gây nên bệnh đường hô hấp dưới, dẫn đến biến chứng viêm phổi, suy hô hấp ở trẻ nhỏ.

Khi thấy con mình xuất hiện tình trạng ngạt mũi, khó thở, khò khè, rút lõm lồng ngực, chị Tạ Thị My (xã Tiền Yên, huyện Hoài Đức) đã đưa bé đến nhập viện. Bác sĩ cho biết, bé bị suy hô hấp, viêm phổi do nhiễm virus hợp bào hô hấp. Hiện bé đang phải thở máy và điều trị tích cực. Chị Tạ Thị My cho biết, gia đình đưa bé ra viện để khám ngay sau khi có biểu hiện bệnh. Bác sĩ chẩn đoán bé sẽ phải nằm viện 10 ngày.

Thời điểm giao mùa là điều kiện thuận lợi để các loại virus, vi khuẩn, trong đó có virus hợp bào hô hấp RSV phát triển, xâm nhập và gây bệnh cho trẻ nhỏ.

Virus hợp bào hô hấp RSV gây nhiễm trùng đường hô hấp, như: viêm mũi họng, viêm phế quản, viêm tiểu phế quản, viêm phổi. Bệnh do nhiễm virus hợp bào hô hấp RSV thường gặp trẻ dưới 2 tuổi, trẻ sinh non, thấp cân, mắc các bệnh miễn dịch tự miễn, suy dinh dưỡng, dễ bị nhiễm bệnh và biến chứng nặng.

Bác sĩ Nguyễn Thùy Dương - Trưởng Khoa Nhi - Bệnh viện đa khoa Hà Đông cho biết: “Hiện tại, Khoa Nhi Bệnh viện đa khoa Hà Đông có số lượng bệnh nhân tăng đột biến. Khoa đang có hơn 100 bệnh nhân, số lượng RSV khoảng 30 đến hơn 30 bệnh nhân. Một số bệnh nhân để lại những biến chứng rất nặng nề như viêm phổi có suy hô hấp, một số bé viêm tai giữa, một số bé có thể gây ra xẹp phổi".

Bác sĩ CKII Nghiêm Thị Mai Sang - Trưởng Khoa Nhi - Bệnh viện Thanh Nhàn cho biết: “Virus này có đường lây truyền qua hô hấp, giọt bắn, thời gian tồn tại trên bề mặt các vật cứng hay đồ chơi của trẻ khá lâu. Chính vì vậy, để phòng tránh lây nhiễm do virus hợp bào hô hấp, các mẹ phải vệ sinh sạch sẽ tay, đồ chơi, vật dụng của trẻ. Hạn chế tiếp xúc chỗ đông người ở các khu vui chơi và tiêm chủng đầy đủ. Hiện chưa có vaccine phòng virus hợp bào hô hấp nên các biện pháp phòng ngừa cũng như vệ sinh và cách ly là biện pháp tốt nhất".

Virus hợp bào hô hấp có triệu chứng giống với các bệnh đường hô hấp khác, như: viêm đường hô hấp, sốt, cảm lạnh thông thường. Chính vì vậy, khi trẻ có biểu hiện chyển biến nặng như sốt cao, khó thở, ăn kém, ho, môi xanh tím, thở nhanh, mạnh, khò khè, phụ huynh cần đưa trẻ đến cơ sở y tế để được chẩn đoán, can thiệp điều trị kịp thời.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Hà Nội ghi nhận gần 200 trường hợp mắc sởi trong tuần qua, nâng tổng số ca sởi của thành phố từ đầu năm 2025 đến nay là 1.250 ca.

Trung tâm Thông tin - Truyền thông thuộc Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương đã tổ chức Chương trình Giao lưu điển hình tiên tiến với chủ đề “Vinh quang đảng viên khoác áo blouse trắng”.

Hà Nội đã hoàn thành tiêm phòng sởi cho trẻ từ 1 đến 5 tuổi và tiêm phòng bổ sung sởi cho trẻ từ 6 đến dưới 9 tháng tuổi đạt 98%, vượt kế hoạch đề ra.

Hà Nội đang đối mặt với diễn biến phức tạp của nhiều dịch bệnh truyền nhiễm, đặc biệt là sởi và tay chân miệng.

Nhiều bệnh viện trên địa bàn Hà Nội đã tiếp nhận các bệnh nhân mắc sởi là người lớn, trong đó nhiều người biến chứng nặng.

Người cao tuổi sau tai nạn trong sinh hoạt hoặc tai nạn giao thông làm vỡ khớp háng và khớp gối. Nếu không điều trị sẽ khiến cho người bệnh bị tàn phế suốt đời.