Điểm tựa cho bệnh nhân
Sau 70 ngày hôn mê vì chấn thương sọ não khi mang thai 26 tuần, sản phụ Lê Thị Ngọc Thúy ở huyện Chương Mỹ đã tỉnh lại cùng em bé chào đời khỏe mạnh. Đó là cả một sự nỗ lực không ngừng nghỉ của các y, bác sĩ Bệnh viện Đa khoa Đức Giang.
Cách đây ít ngày, hai mẹ con sản phụ đã được xuất viện trong niềm hạnh phúc của cả gia đình và những người thầy thuốc. Song do thời gian nằm viện của bệnh nhân Thúy kéo dài đã khiến kinh tế của gia đình trở nên càng túng thiếu, trong khi chặng đường phía trước của hai mẹ con bệnh nhân còn rất dài, đòi hỏi rất nhiều thời gian, công sức và chi phí phục hồi chức năng.
Chị Phan Thị Nguyệt Minh - Trưởng Phòng Công tác xã hội, Bệnh viện đa khoa Đức Giang cho biết, không chỉ đồng hành, hỗ trợ trong 70 ngày sản phụ ở bệnh viện, Phòng công tác đã kêu gọi sự ủng hộ với bệnh nhân Lê Thị Ngọc Thúy để giúp người mẹ trẻ sớm trở về với cuộc sống bình thường.
Gần 10 năm qua, những phòng, tổ công tác xã hội đã được thành lập tại nhiều bệnh viện, trở thành điểm tựa tinh thần cho người bệnh và người nhà của họ. Đặc biệt đối với các bệnh viện tuyến cuối thường xuyên bị quá tải, nhân viên công tác xã hội vừa là người giúp đỡ hiệu quả cho người bệnh vừa là bộ phận hỗ trợ đắc lực cho hoạt động của bệnh viện.
Chị Bùi Thị Hồng - Trưởng Phòng Công tác xã hội, Bệnh viện Thanh Nhàn cho biết, nhờ sự đồng hành của các nhân viên công tác xã hội, nhiều bệnh nhân và người nhà của họ đã có thêm động lực để chiến đấu với bệnh tật.
Trong y tế, người làm công tác xã hội trong bệnh viện với công việc đặc thù cần luôn nâng cao kiến thức để hướng tới làm việc chuyên nghiệp, tận tâm trong biên độ rộng và phức hợp của nghề y. Đó không chỉ là kết nối chia sẻ vật chất cho người bệnh khi khó khăn mà là hỗ trợ suốt quá trình chăm sóc toàn diện cho người bệnh.
Tình yêu thương, lòng trắc ẩn và sự thông thái trong mỗi người đều là những phẩm chất đáng quý để làm công tác xã hội. Thế nhưng, công tác xã hội cần được hiểu một cách nghiêm túc. Đó là một nghề nghiệp thực hành chuyên nghiệp, có phương pháp, kỹ năng và cần tính khoa học.
Theo đại diện Bộ Y tế, để trở thành chỗ dựa cho bệnh nhân, các bệnh viện phải có những người làm công tác xã hội chuyên biệt, phải quy định rõ những việc họ tham gia trong quá trình chăm sóc sức khỏe bệnh nhân. PGS.TS Nguyễn Tuấn Hưng - Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ Y tế cho biết, việc đào tạo cán bộ công tác xã hội cho ngành y cần được quan tâm các mảng kiến thức, để mỗi ngày một chuyên nghiệp hơn.
Lớp học hy vọng tại Bệnh viện Nhi Trung ương, lớp học thiền tại bệnh viện Lão khoa Trung ương, lớp học yoga tại Viện huyết học truyền máu Trung ương, bữa ăn tất niên tại Bệnh viện K, những chuyên xe nghĩa tình đưa bệnh nhân về quê… rất nhiều mô hình ý nghĩa đã và đang được những người làm công tác xã hội triển khai tại các bệnh viện. Khi ấy, bệnh viện trở thành "nhà thương" tức là ngôi nhà của tình thương với các bệnh nhân. Đó là mô hình hướng tới của công tác xã hội trong y tế.


Một bộ phận người dân còn chủ quan trong phòng bệnh sốt xuất huyết, có bệnh nhưng không đi khám tại các cơ sở y tế dẫn đến hậu quả không mong muốn.
Mặc dù COVID-19 được phân loại vào nhóm bệnh truyền nhiễm nhóm B, tuy nhiên Bộ Y tế vẫn yêu cầu các bệnh viện duy trì đầy đủ vật tư, trang thiết bị cũng như các phương án thu dung người bệnh.
Hiện Việt Nam chưa ghi nhận biến thể mới Covid-19 nào đáng lo ngại, tuy nhiên ngành Y tế đang theo dõi sát sự xuất hiện của biến thể phụ XBB.1.16 của Omicron đang lan nhanh tại một số nước châu Á và các bệnh viện luôn chuẩn bị để thích ứng với tình hình mới của dịch bệnh.
Các bác sĩ phẫu thuật tại Trung tâm Y tế Ronald Reagan UCLA (thuộc Đại học California, Los Angeles, Mỹ) đã thực hiện thành công ca ghép bàng quang cho người đầu tiên trên thế giới.
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội sáng 19/5 đã tổ chức giám sát các ổ dịch sốt xuất huyết cũ tại xã Đồng Tháp, huyện Đan Phượng.
Phó Thủ tướng Lê Thành Long đã cắt băng khánh thành phòng truyền thống Y dược cổ truyền dân tộc tại lễ kỷ niệm 20 năm Ngày thành lập Học viện Y dược học cổ truyền Việt Nam.
0